Tước Quân Tịch Và Tước Quốc Tịch

Tước Quân Tịch Và Tước Quốc Tịch

Hôm nay 16/5, cựu Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ từng nắm giữ.

Ông Lê Thanh Hải và vụ Thủ Thiêm

Đề cập đến ông Hải, không thể nào không nói tới những sai phạm tại Dự án khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Do những sai phạm liên quan tới dự án này, ông Hải đã từng bị kỷ luật đảng.

Ngày 20/3/2020, ông bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức “cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015" do những vi phạm liên quan tới dự án khu đô thị Thủ Thiêm.

Vụ việc tại Thủ Thiêm đã gây ra nhiều tranh chấp giữa người dân có đất đai bị giải tỏa với chính quyền và các nhà phát triển bất động sản.

Đây là một vụ việc có tác động lớn đến chính trị, ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của chính quyền địa phương và trung ương.

Có thể nói rằng mỗi khi nhắc tới ông Lê Thanh Hải là mọi người lại nhớ lại những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.

Theo báo Tiền phong, ông Hải được xem là người “khởi nguồn” cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.

Đặc biệt, theo tờ báo này, ông Hải là người đã chỉ đạo “xé nát” 160 ha đất tại định cư của người dân bị giải tỏa.

Vài ngày sau khi ông Hải bị cách chức, Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết về sự việc này, tác giả là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã viết rằng qua theo dõi lịch sử Đảng, ông chưa từng thấy có cán bộ cấp cao thuộc diện do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nào mà bị xử lý kỷ luật như ông Lê Thanh Hải.

Ông Phúc cho rằng đây là cách Đảng thể hiện rằng cán bộ cấp cao mắc sai phạm dù đã nghỉ hưu cũng sẽ bị xử lý chứ không có chuyện “hạ cánh an toàn”.

Ngược lại, có nhiều người dân cho rằng cách ông Hải bị xử lý chưa đủ nghiêm.

Dấu hiệu về tương lai của ông Hải

Trước khi ông Hải bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đã có một loạt những dấu hiệu phần nào báo trước một tương lai gập ghềnh cho ông Hải.

Ngày 20/4, ông Lê Thanh Hải đột ngột bị nhắc tên trong một video của Truyền hình Nhân Dân. Đây là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân - cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cần lưu ý, ông Hải bị nhắc tên do những sai phạm đã xảy ra từ nhiều năm trước.

Tới ngày 8/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật đối với ông Hải do những sai phạm liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Tập Đoàn AIC nói trên.

Chỉ hơn một tuần sau, ông Hải bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Quay trở lại xa hơn trong quá khứ, từ lâu đã có nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét trách nhiệm của ông Hải trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Nhìn lại quá trình công tác của ông Hải, có thể thấy, thời gian ông lãnh đạo TP HCM cũng là thời gian Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan phát triển thăng hoa.

Cuối thập niên 1990, ông Lê Thanh Hải từng làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó làm Phó Chủ tịch UBND TP HCM.

Từ năm 2001 cho đến đầu năm 2016, ông làm Chủ tịch UBND TP HCM rồi Bí thư Thành ủy.

Đây cũng là quãng thời gian mà Vạn Thịnh Phát từ một công ty nhỏ đã liên tục thâu tóm các khu đất vàng, từ đó trở thành một gã khổng lồ trong ngành bất động sản.

Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều khu đất vàng và các tòa nhà nằm ở vị trí đắc địa tại TP HCM như Times Square, Cao ốc Vạn Thịnh Phát, khách sạn Duxton, Union Square.

Vào năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM có nhiều sai phạm.

Khi đó, báo chí Việt Nam đã phản ánh rằng phần lớn số nhà đất này đã về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đơn cử là tòa nhà Vạn Thịnh Phát ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1.

Bình luận trước khi tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ viện ISEAS, Singapore đã nhắc việc cựu Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, người nắm quyền suốt hai nhiệm kỳ, từ năm 2005 đến 2015, trùng hợp với sự phát triển thăng hoa của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

"Tôi có nghe rằng ông ấy là người đỡ đầu về mặt chính trị cho bà Lan. Có thể là sự bảo trợ về mặt chính trị này là một yếu tố khác khiến việc đưa vụ án ra ánh sáng bị trì trệ."

Tạp chí Time cho rằng bà Trương Mỹ Lan ắt phải có móc nối hoặc nhận sự bảo trợ từ những nhân vật có quyền lực để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Tạp chí Time sau đó đã nhắc lại việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch UBND TP HCM, đã bị kỷ luật do những cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), có ý kiến tương đồng:

“Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải và đồng phạm không bị kỷ luật thêm vì tham gia vào các hoạt động gian lận và tham ô của Lan vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ đây là trường hợp ‘im lặng là vàng’.”

Hậu Cung của Đương Kim Hoàng đế

Được chia làm ba cấp bậc chính: Hoàng hậu (thê, chính thất), Phi tần (thiếp, trắc thất) và các Tiểu chủ (tỳ thiếp). Họ là các “chủ tử” trong Hậu cung, được các Thái giám và Cung nữ hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận sắc phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong Hậu cung, trừ một số trường hợp khi Hoàng đế qua đời được đặc cách xuất cung ở với con trai là Thân vương, Quận vương…

Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu (皇后) là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:

Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Hoàng ngạch nương (mẹ) của tất cả các A-ka (Hoàng tử) và Cách Cách (công chúa) trong Hoàng cung. Đầu Triều Thanh, Hoàng hậu sống ở Cung Khôn Ninh, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở Hậu Cung.

Phi tần là vợ lẽ (thiếp, trắc thất) của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ (Quý nhân, Thường tại và Đáp ứng). Là vợ thứ chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc Tỳ thiếp (Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng), việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp, người chính thức cử hành chính, chủ trì là Hoàng đế và người sắp xếp là Hoàng hậu. Mỗi Phi tần là Cung chủ của một trong mười hai cung ở Hậu Cung, vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Cũng như Hoàng hậu, Phi tần được quyền nuôi con và được những người danh phận thấp hơn gọi là “nương nương”. Phi tần được lập trong các trường hợp sau:

Các Tiểu chủ là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Cung Càn Thanh (hay Điện Dưỡng Tâm) bằng “Ngự Liễn” (kiệu của vua). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ (như Khang Hi có tổng cộng 79 thê thiếp). Các Tiểu chủ không được gọi là nương nương.

Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử, là một Cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Quan Nữ Tử không được coi là một Chủ tử ở Hậu cung. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.

Thái thượng hoàng (chữ Hán:太上皇), hay Thái thượng hoàng đế (太上皇帝), gọi tắt là Thượng Hoàng (上皇), là ngôi vị mang nghĩa là “vua bề trên” trong triều đình phong kiến.

Danh hiệu này chỉ được dùng từ khi nhường ngôi cho đến khi qua đời; sau khi qua đời thì dùng miếu hiệu, thụy hiệu.

Thông thường, thái thượng hoàng là một hoàng đế đã nhường ngôi cho con trai, cháu trai, hoặc em trai; tuy lui về làm thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như các vua nhà Trần, Mạc Thái Tổ, Hồ Quý Ly ở Việt Nam, các vua nhà Tống, Thanh Cao Tông ở Trung Quốc.

Cũng có trường hợp do buộc phải làm thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Trung Quốc) hay vua Lê Dụ Tông bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi, Lê Ý Tông bị Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho Lê Hiển Tông (Việt Nam). Các vua Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con là Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông khi các vua mới có thực lực mạnh để cai trị.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần là triều đại có truyền thống các hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm thái thượng hoàng. Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời vua đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối.

Thái hậu là ngạch nương (mẹ đẻ-mẫu phi) hay Hoàng ngạch nương (mẹ đích-mẫu hậu) của Hoàng Đế sau khi được sắc phong/thụy phong.

Thái hậu có quyền lực lớn hơn Hoàng hậu (có quyền tuyển chọn Hoàng Hậu) nhưng thường không trực tiếp can dự chuyện Hậu cung. Không giống như Hoàng hậu, có thể có nhiều hơn một Thái hậu tại vị một lúc (ví dụ đời vua Đồng Trị với Từ An Thái Hậu và Từ Hi Thái Hậu).

Nếu Hoàng hậu của Tiên đế nhưng không phải là mẹ ruột của Hoàng đế thì sẽ phong là Mẫu Hậu Hoàng thái hậu. Nếu Phi tần của Tiên đế mà là mẹ ruột của Hoàng đế thì được phong là Thánh Mẫu Hoàng thái hậu.

Phi tần của Hoàng Đế đời trước (Thiên đế) mà không phải là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế thì được phong một trong các danh hiệu (từ cao đến thấp): Hoàng quý thái phi, Thiên Hậu, Võ Hậu, Quý thái phi, Thái phi, Thái tần…. Nếu họ có con trai được phong tước thì có thể được đặc cách dọn tới ở Vương phủ ở cùng con, nếu không sẽ ở Từ Ninh Cung.

Nếu không có Thái hậu thì một Thái phi đứng đầu có thể trực tiếp cai quản Hậu cung và lựa chọn Hoàng hậu (như Cẩn thái phi đời Phổ Nghi, Tĩnh quý thái phi đời Hàm Phong).