Trong bài viết hôm nay, hãy cùng trường F tìm hiểu về chàng trai xứ Nghệ này nhé!
Vậy thế nào là một chuyến đi “thành công”?
Hmmm, có lẽ là chuyến đi mà mình gặp được những người có hoàn cảnh khác với mình nhưng họ đồng cảm được với mình trong vấn đề mình đang muốn giải quyết. Nhờ đó mà mình vừa không cảm thấy lạc lõng khi tới vùng đất xa lạ, mà vừa có thêm góc nhìn mới.
Như đợt rồi mình có đi Đài Loan để thăm bạn mình. Bạn ấy là sinh viên trường Minerva bên Mỹ. Trường này có một chương trình thú vị là mỗi kỳ học sẽ cho 80 sinh viên cùng khối đến một đất nước khác để sinh sống, học tập. Và đợt này là Đài Loan.
Nhờ gặp các bạn đang cùng trải qua giai đoạn, mà chuyến đi đấy đã tạm giúp mình vượt qua cảm giác lạc lõng giữa hai thế giới đi học và đi làm. (Lúc đấy mình đang “gap year”, không hẳn là sinh viên, mà cũng không là người đi làm toàn thời gian như các anh chị lớn tuổi hơn.)
Có quan điểm chuyến đi thành công là khi đến được vùng đất có “tính cách” tương thích với mình. Vừng nghĩ sao?
Đến được nơi “tương thích” với mình thì quá tốt, nhưng mình nghĩ đôi khi thành công còn là khi mình thích nghi được với nơi mình đến nữa.
Một người có thể có nhiều tính cách khác nhau. Đến một địa điểm mới có thể làm trỗi dậy một nét tính cách chìm nào đấy mà nếu chỉ quanh quẩn trong môi trường quen thuộc mình sẽ không biết đến.
Khi ở Nhật thì mình hướng nội hơn rất nhiều. Đến khi sang Mỹ thì văn hoá rất khác, mình phải “small talk” nhiều hơn, rồi dần khi làm bài kiểm tra tính cách mình trở thành “người hướng ngoại” lúc nào không hay.
Cũng có lúc mình phát triển được tính cách mới. Như đợt từ Israel sang Oman, mình phải bay qua Turkey. Thời điểm đó có bão tuyết nên có rất nhiều chuyến bay bị huỷ. Chuyến bay của mình thì bị delay 5-6 lần liền, tổng cộng là phải 12 tiếng delay. Ai cũng bực mình và mọi người bắt đầu tranh cãi với hãng hàng không.
Nếu là mình trước đây thì mình cũng sẽ rất cáu, và cùng mọi người phàn nàn. Nhưng hôm ấy mình được nhìn thấy người anh đi cùng xử lý vấn đề rất bình tĩnh. Anh hỏi về giải pháp của trường hợp, thay vì chửi bới cô tiếp viên. Sau lần đó, mình gần như không còn bao giờ bực mình vì delay nữa!
Những chuyến đi luôn để lại một bài học nào đó, quan trọng là mình có nhận ra hay không.
Du học Pháp là ước mơ của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam bởi nền giáo dục chất lượng cao và cơ hội trải nghiệm văn hóa phong phú. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định du học chính là chi phí. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về du học Pháp cần bao nhiêu tiền. Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tài chính tốt hơn cho hành trình du học của mình.
Du học Pháp là một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều sinh viên quốc tế cũng như Việt Nam
Xúc động ước mơ khởi nghiệp của học sinh nghèo
Nguyễn Quốc Cường (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh) bày tỏ ước mơ sau này mở doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ, làm ra các ứng dụng để mọi người có thể chia sẻ các thông tin về học tập.
"Em học không giỏi toán nên không nhất thiết phải theo học ngành công nghệ thông tin. Nhưng em có thể mướn người về lập trình cho mình. Do vậy em có dự định đi theo con đường mình có thế mạnh để kiếm tiền trước, rồi chiêu mộ nhân sự sau.
Em dự định chọn ngành marketing. Kinh tế gia đình khó khăn, em có thể chọn trường nào học phí rẻ, điểm không quá cao để thực hiện ước mơ?", Cường thắc mắc.
Đinh Phan Hoài Lộc (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật) cho biết bạn sống cùng ông bà từ bé đến nay và đang có ước mơ sau này tự xây một căn nhà thật lớn cho ông bà ở. "Nếu chọn học ngành xây dựng có tốn nhiều học phí? Sau này ra trường mức lương em có thể nhận được là bao nhiêu?", Lộc hỏi.
Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 tại Nha Trang sáng nay 19-2. Mối quan tâm chung của nhiều bạn là học phí đại học - Ảnh: DUYÊN PHAN
ThS Nguyễn Thái Châu - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường đại học Tài chính - Marketing - cho hay hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành marketing. Ngành học này có rất nhiều chuyên ngành: quản trị marketing, truyền thông marketing, digital marketing, truyền thông đa phương tiện…
Mức học phí của các trường dao động từ 19,5 - 50 triệu đồng, tùy chương trình đào tạo và tùy trường (công lập, công lập tự chủ, tư thục, quốc tế…). Điểm chuẩn trúng tuyển ngành marketing những năm qua thường có mức điểm cao. Thí sinh cần tham khảo các thông tin về điểm chuẩn, học phí trên website các trường. Tùy theo năng lực học tập, khả năng tài chính của mình để có lựa chọn phù hợp.
Nếu muốn khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp, với sự năng động cộng thêm tư duy sáng tạo và điều kiện kinh tế của mình, các bạn có thể chọn ngành marketing để khởi nghiệp từ những ý tưởng đầu tiên bạn đang có.
Thạc sĩ Phùng Quán (Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn cho học sinh trong buổi tư vấn tại Nha Trang sáng nay - Ảnh: DUYÊN PHAN
"Không phải đi một mình, em có thể cùng với các bạn của mình để tạo ra một doanh nghiệp. Các bạn có thể tạo ra trang mạng điện tử để bán hàng, tiếp thị các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa…
Nếu khởi nghiệp theo cách này sẽ không cần nhiều vốn và cũng có thể tận dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp khác trong số những nhãn hàng được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử mình làm ra…
Tuy nhiên, để trở thành chủ doanh nghiệp, trước hết các bạn cần có kiến thức, được đào tạo về kinh doanh, tài chính, quản trị, nhân sự… Muốn học ngành marketing, đầu tiên các bạn cần có tố chất năng động, sáng tạo", thầy Châu chia sẻ.
Sinh viên du học Pháp có những khoản hỗ trợ tài chính nào?
Du học Pháp là một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều sinh viên quốc tế, không chỉ vì chất lượng giáo dục cao mà còn vì các khoản hỗ trợ tài chính đa dạng mà họ có thể nhận được.
Đầu tiên, một trong những nguồn hỗ trợ phổ biến nhất là học bổng. Các trường đại học, chính phủ Pháp, và các tổ chức quốc tế thường cung cấp nhiều loại học bổng cho sinh viên quốc tế. Chẳng hạn, học bổng Eiffel của chính phủ Pháp là một trong những học bổng danh giá, hỗ trợ sinh viên bậc thạc sĩ và tiến sĩ từ khắp nơi trên thế giới.
Ngoài học bổng, sinh viên du học Pháp còn có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ các khoản trợ cấp. Trợ cấp nhà ở CAF (Caisse d’allocations familiales) hoặc APL (Aide personnalisée au logement) là một ví dụ điển hình. Sinh viên quốc tế, tương tự như sinh viên bản địa, có thể nộp đơn xin trợ cấp này để giảm bớt chi phí thuê nhà. Pháp là nước duy nhất ở châu Âu có chính sách này và nếu đăng ký thành công bạn sẽ được hỗ trợ giảm 30-50% chi phí thuê nhà.
Ngoài học bổng, sinh viên du học Pháp còn có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ các khoản trợ cấp
Bên cạnh trợ cấp nhà ở, khi du học Pháp sinh viên quốc tế có thể trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa giải trí với mức giá ưu đãi:
Sinh viên quốc tế khi du học ở Pháp cũng có thể làm thêm trong thời gian học. Pháp cho phép sinh viên quốc tế làm việc tới 964 giờ mỗi năm, tương đương với 20 giờ mỗi tuần. Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt mà còn cung cấp cơ hội để họ tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, sinh viên cần lưu ý cân đối giữa việc học và làm thêm để đảm bảo thành tích học tập.
Có vẻ như Vừng thích đi du lịch kiểu khám phá. Vừng có bao giờ đi du lịch “chữa lành”?
Mình không hay đi du lịch để mình chữa lành lắm. Mình thường chữa lành bằng cách kể lại “trauma” của mình với bạn bè (cười).
Vì với mình nếu đi đến vùng đất khác mà ở đó không có tiềm năng để mình tìm được câu trả lời cho vấn đề của bản thân, thì du lịch lúc đấy chỉ đơn giản là “đi trốn” thôi.
Mình nghĩ thay đổi luôn đến trước từ bên trong. Thế nên dù ở vị trí địa lý nào thì bản thân cũng có thể thay đổi được. Nhưng đúng là đi du lịch có thể thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn nếu chọn điểm đến phù hợp.
Có điều gì Vừng đã được trải nghiệm mà không thể tìm thấy trên báo đài?
Có nhiều lắm, nhưng mình sẽ lấy ví dụ trong chuyến đi đến Palestine của mình vào năm ngoái.
Mình được tiếp xúc, chung sống và tìm hiểu về cuộc sống của người Palestine theo Thiên Chúa giáo.
Thường trên đài báo sẽ nhắc tới Israel - Palestine với cuộc xung đột chính trị và tôn giáo giữa Hồi giáo với Do Thái giáo. Nhưng ít ai biết về cuộc sống của những người Palestine theo Thiên Chúa giáo (chỉ chiếm khoảng 1% dân số Palestine).
Khi lưu trú tại Palestine, mình học được từ người chủ nhà của mình rằng tuy nhóm người này nhỏ, nhưng sự tồn tại của khoảng 1% dân số này có thể góp phần vào hoà bình hơn giữa hai nước. Ví dụ như bằng việc tận dụng các mối quan hệ liên kết cộng đồng với người theo đạo Thiên Chúa ở các nước phương Tây khác.
Mình được cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống hàng ngày tại Palestine đến từ những thứ bình dị như món ăn tráng miệng Knafeh, vẻ đẹp của phong cảnh từ trên các ngọn đồi của Palestine. Rồi những địa điểm du lịch rất quan trọng với những người theo đạo Thiên chúa như là Hầm Sữa Mẹ, nơi Chúa sinh ra (church of nativity),...
Mình được cảm nhận động lực sống từ những người có hoàn cảnh rất khác với bản thân.
Khi đến Jericho mình đã gặp 3 người thanh niên. Họ đến chào rất thân thiện, còn quay phim và mời mình lên xe đi khám phá thành phố cùng họ. Có người làm lính cứu hoả, có người làm ở nhà hàng, người làm ở khách sạn. Tất cả chỉ mong kiếm đủ tiền nuôi gia đình, cầu mong ngày mai thức dậy những người thân yêu của mình vẫn còn ở đây.
Tụi mình cũng nói chuyện với nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo. Có một mẩu hội thoại khiến mình cảm thấy yêu mến vô cùng vì sự tinh tế trong suy nghĩ và quan điểm sống của những người bạn mới.
Ấy là khi anh bạn Ozil chia sẻ góc nhìn đức tin của mình về Jesus (kinh Quran cho rằng Jesus chỉ là một Messiah, tức người truyền tin của Chúa, chứ không phải Chúa, và là một người đáng để tôn trọng chứ không phải để thờ phụng), về haram (những điều cấm kỵ trong Hồi giáo như quan hệ tình dục trước hôn nhân, LGBT+), nhưng luôn cẩn thận nói với mình rằng đây chỉ là niềm tin cá nhân của anh, chứ không hề muốn áp đặt nó lên mình, hay có ý định cải đạo mình.
Trong nhóm có một anh tên là Sufyan không nói được tiếng Anh. Mình không giao tiếp được nhiều với anh, nhưng anh lại là người có câu chuyện khiến mình trăn trở nhiều nhất. Đã 8 năm rồi Sufyan chưa được gặp gia đình vì họ vẫn đang kẹt lại ở Gaza, trong khi Sufyan đã đến được Bờ Tây để làm việc và kiếm tiền gửi về.
Lúc đó mới càng thấy mình có đặc quyền lớn thế nào khi được có ước mơ đi khám phá thế giới.