(Ngày ngày viết chữ) Từ Hán Việt trong Hán Việt là một lớp học “trao phương pháp và công cụ” – nhằm giúp học viên hiểu và sử dụng từ Hán Việt chuẩn xác hơn.
Từ Hán Việt trong mối tương quan của tiếng Việt, tiếng Hán, và các ngôn ngữ có vay mượn tiếng Hán khác
Không chỉ Việt Nam, các nước lân cận quốc gia Trung Quốc cũng chịu nhiều ảnh hưởng và giao lưu với ngôn ngữ Trung Quốc, có thể kể đến như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hình dung sự tiến hóa của các giống linh trưởng từ một nguồn cội chung đến khi có sự khác biệt đáng kể như ngày nay để thấy ngôn ngữ dù có xuất phát từ chung một gốc gác cũng luôn vận động và phát triển không ngừng, đến nỗi diện mạo đã có nhiều đổi khác. Nhiều từ ngữ đích thực có nguồn gốc Hán Việt nhưng thực ra, sự phát sinh, tồn tại và sử dụng đã thoát li độc lập với Hán ngữ.
Trong mối quan hệ hai chiều giữa tiếng Hán và tiếng Việt, xuất phát từ cùng một gốc nhưng yếu tố ngôn ngữ đó, hoặc là đã biến đổi trong tiếng Việt nhưng còn được bảo lưu trong tiếng Hán (ví dụ số 1) hoặc là vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt nhưng đã thay đổi trong tiếng Hán, hoặc là đã biến đổi trong cả hai ngôn ngữ khác với gốc ban đầu (ví dụ số 3).
Ví dụ số 1, từ Hán Việt mang sắc thái nghĩa mới, ví dụ 困難 phiên âm Hán Việt "khốn nạn" khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa hiện đại trong tiếng Trung – khó khăn, ngoài ra không còn nghĩa khác. Thực tế là từ 困難 khi mới du nhập vào tiếng Việt vẫn mang sắc thái nghĩa "khó khăn" như trong tiếng Hán hiện đại ngày nay, chẳng hạn Tác phẩm Les Misérables bản dịch đầu tiên tại Việt Nam, xuất bản năm 1926 vẫn còn được dịch là "Những kẻ khốn nạn".
Ví dụ số 2, tiếng Việt dùng từ gốc Hán cũ tạo từ mới mà bản thân tiếng Hán không có, ví dụ từ "Dân số" Hán tự là 民數 dùng chỉ số lượng người dân, nhưng tiếng Hán không có từ này, để chỉ khái niệm tương đương, dùng 人數 (phiên âm Hán Việt "nhân số" – tiếng Việt rất hiếm hoặc không dùng) hoặc 人口 (phiên âm Hán Việt "nhân khẩu" – tiếng Việt cũng có dùng).
Ví dụ số 3, tiếng Việt và tiếng Hán dùng các từ vốn có khác nhau để chỉ cùng khái niệm mới xuất hiện. Ví dụ để biểu khái niệm "một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó", tiếng việt dùng từ "môi trường" (媒場 – tiếng Hán không dùng từ này) tiếng Hán dùng từ 環境 (phiên âm Hán Việt là hoàn cảnh).
Trong mỗi quan hệ đa chiều giữa các ngôn ngữ cùng vay mượn tiếng Hán thể hiện sự giao thoa, vay mượn của các yếu tố có nguồn gốc Hán ngữ, qua lại ở các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán, hoặc trực tiếp với nhau không thông qua tiếng Hán. Chẳng hạn, tiếng Nhật và tiếng Hàn cũng có sự sáng tạo trên nền Hán ngữ ở các khía cạnh như tiếng Việt nêu trên, rồi nhập ngược lại tiếng Hán, hoặc nhập sang ngôn ngữ khác. Ví dụ, người Nhật dùng từ 茶 và từ 道 sáng tạo ra khái niệm 茶道 (茶の湯 trà đạo) để biểu thị lề lối, văn hóa thưởng thức trà, sau đó du nhập ngược trở lại tiếng Hán, tiếng Việt lại tiếp tục vay mượn. Như vậy, từ này hình thức là một từ Hán Việt, nhưng thực ra lại có nguồn gốc Nhật Bản. Từ Thiếu tá (少佐) có ý nghĩa tương đương trong tiếng Nhật, nhưng bản thân tiếng Hán không có, mà dùng từ 少校 (phiên âm Hán Việt "Thiếu hiệu", cả tiếng Việt và tiếng Nhật không dùng từ này để chỉ ý nghĩa tương tự). Tiếng Hàn dùng chữ 기사 (Hán tự 技師 – phiên âm Hán Việt là "kỹ sư") cùng chỉ khái niệm tương đương "kỹ sư" trong tiếng Việt, trong khi tiếng Hán không dùng từ này mà dùng từ 工程師 (phiên âm Hán Việt: Công trình sư).[36]
Dạy từ Hán Việt cho học sinh tiểu học
Trong tiếng Việt, các từ Hán Việt chiếm một phần khá lớn. Các từ Hán Việt được hình thành do sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, những từ ngữ Hán Việt đã khác xa so với ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Nó trở thành một bộ phận của tiếng Việt. Vì vậy, việc dạy học các từ Hán Việt rất quan trọng không những giúp học sinh hiểu thêm về sự phong phú của tiếng Việt mà còn giúp các em sử dụng từ ngữ một cách tinh tế.
Ở tiểu học, việc dạy các từ Hán Việt được lồng ghép trong phân môn Luyện từ và câu trong các bài Mở rộng vốn từ qua các chủ điểm như: Nhân dân, Hoà bình, Hữu nghị - Hợp tác…. Vậy, làm thế nào để giúp các em hiểu và biết cách dùng các từ Hán Việt một cách phù hợp mà không quá nặng về kiến thức lí luận là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng tôi luôn trăn trở. Thực tế thì từ Hán Việt là một đối tượng khó dạy bởi nó liên quan đến mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Vì vậy, trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy từ Hán Việt mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để việc dạy từ Hán Việt thực sự có hiệu quả.
Từ Hán Việt là những từ mượn gốc Hán được đọc theo cách đọc Hán Việt.
Ví dụ: Phi cơ, phi trường, phu quân, quân nhân….
Vậy thế nào là cách đọc Hán Việt?
Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, chịu sự chi phối của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt
b. Yếu tố Hán Việt - yếu tố cấu tạo nên từ Hán Việt.
Là yếu tố gốc Hán, một âm tiết, phát âm theo cách đọc Hán Việt, dùng để cấu tạo từ Hán Việt..
*Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng âm
Trong các yếu tố Hán Việt, hiện tượng đồng âm rất đậm nét.
Ví dụ: lạc(vui) trong lạc quan, lạc thú,…
Lạc(nối liền) trong liên lạc, mạch lạc….
Lạc (đường ngang) trong kinh lạc.
Ngoài ra còn có hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt như đường (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm) và đường (yếu tố phi Hán Việt, trong con đường), kê (yếu tố Hán Việt chỉ con gà) với kê (yếu tố phi Hán Việt, trong kê bàn, kê ghế…)….
* Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng nghĩa: Hiện tượng đồng nghĩa chủ yếu xảy ra giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt. Vì thế, ông cha ta ngày xưa đã dựa vào đặc điểm này để học thuộc nghĩa một số yếu tố Hán Việt:
Thiên - trời, địa - đất, vân - mây,
Vũ - mưa, phong - gió, nhật- ngày, dạ - đêm,
Tinh- khôn, lộ - móc, tường - điềm,
Hưu - lành, khánh - phúc, tăng - thêm, đa - nhiều...
Hoặc: Thiên - trời, địa - đất, cử -cất, tồn -còn, tử -con, tôn - cháu, lục - sáu, tam - ba, gia - nhà, quốc -nước, tiền - trước, hậu - sau, ngưu - trâu, mã - ngựa…
Nếu chúng ta chia từ loại (từ thuần Việt) thành hai nhóm là từ đơn và từ phứcthì từ Hán Việt có thể chia làm hai loại là từ đơn tiết (một yếu tố) và từđa tiết (nhiều yếu tố).
Từ đơn tiết:vinh, nhục, lợi, hại, lệ....
Phần lớn từ Hán Việt là từ đa tiết, chủ yếu là từ song tiết (hai âm tiết): hữu nghị, bằng hữu, hoà bình...
Từ Hán Việt chủ yếu được cấu tạo theo phương thức ghép: ghép đẳng lập, ghép chủ vị và ghép chính phụ.
Trong từ ghép, các yếu tố có vai trò ngữ pháp ngang nhau. Các yếu tố này hoặc là đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc là trái nghĩa...
Ví dụ: bảo vệ, đấu tranh, ngôn ngữ, phong phú...
Loại 1: Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Yếu tố chính có thể là yếu tố động, yếu tố chỉ tính chất.
- Yếu tố chính là yếu tố động: nhập ngũ, xuất bản, thuyết minh...
- Yếu tố chính là yếu chính là yếu tố chỉ tính chất: bổ huyết, yên chí, yên tâm, …
Loại 2: Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Yếu tố chính có thể là yếu tố danh,
yếu tố động hoặc yếu tố chỉ tính chất.
- Yếu tố chính là yếu tố danh: cổ thụ, nhân loại, tác phẩm, bằng hữu, …
- Yếu tố chính là yếu tố động: hậu tạ, tôn xưng, …
- Yếu tố chính chỉ tính chất: tối tân, công ích, thậm tệ….
Ví dụ: nhân tạo, sở trường, khán giả, học giả,….
Mặc dù, về mặt ngữ pháp chúng ta có thể phân định rạch ròi cấu tạo của từ Hán Việt thành ba nhóm như trên song trong thực tế việc phân chia các từ cụ thể vào mỗi nhóm không phải dễ dàng bởi dẫu sao từ Hán Việt cũng là một “ngoại ngữ”.
3. Một số biện pháp dạy học từ Hán Việt.
a. Cung cấp thêm cho học sinh nghĩa của một số yếu tố gốc Hán ngoài những nghĩa mà sách giáo khoa đã cung cấp.
Trong các tiết mở rộng vốn từ, giáo viên có thể mở rộng thêm nghĩa một số yếu tố gốc Hán ngoài những nghĩa mà sách giáo khoa cung cấp. Việc mở rộng nghĩa các yếu tố gốc Hán không làm cho học sinh nặng nề mà các em còn cảm thấy rất thú vị vì được khám phá những điều mới mẻ. Chẳng hạn, trong bài: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 56) tiếng hữu có nghĩa là có hoặc bạn bè.
Hữu có nghĩa là bạn bè trong: hữu nghị, hữu hảo, bằng hữu…
Hữu có nghĩa là cótrong: hữu ích, hữu tình, hữu dụng…
Tuy nhiên, hữu còn có nghĩa là phải (bên phải): hữu ngạn, hữu khuynh…
Thực tế, nhiều em vẵn sử dụng các số từ Hán Việt trong giao tiếp và trong làm văn nhưng do không hiểu nghĩa dẫn đến sử dụng sai. Do đó, việc cung cấp cho học sinh những nghĩa mới giúp các em tích luỹ cho mình một vốn từ nhất định và biết cách sử dụng cho đúng nghĩa, phù hợp văn cảnh là rất cần thiết.
Ngoài nghĩa của yếu tố chính mà SGK đã giải thích, giáo viên cần tìm hiểu thêm để giải thích cho các em các yếu tố còn lại. Chẳng hạn:hữutrong bằng hữu nghĩa là bạn bè. Vậy, nghĩa của bằng là gì? Nghĩa chung của cả từ là gì?....
Có thể trong một tiết dạy giáo viên không thể giải thích hết nghĩa tất cả các yếu tố. Vì thế, giáo viên nên giải thích nghĩa một số yếu tố phụ và giao cho học sinh về tìm hiểu thêm nghĩa của những yếu tố phụ khác trong các từ còn lại.
b. Tạo lập các từ Hán Việt dựa vào đặc điểm cấu tạo và nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Việc tạo ra các từ Hán Việt thực chất không phải là học sinh tạo ra các từ mới mà chỉ ở mức độ là tìm các từ chứa các yếu tố Hán Việt đã học.
Ví dụ: Tìm các từ Hán Việt có chứa tiếng hoà, tiếng hữu, tiếng nhân, tiếng trung….
c. Khắc sâu nghĩa của từ đã được học bằng cách tạo ra các nhóm đồng nghĩa và trái nghĩa.
Sau khi học sinh nắm được nghĩa của từ Hán Việt, để các em nhớ các từ này một cách có chủ định thì chúng ta nên để các em tạo ra các nhóm từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Đặt từ Hán Việt trong mối quan hệ với các từ thuần Việt đồng nghĩa và trái nghĩa các em sẽ nhiều lựa chọn khi làm văn.
Ngoài những từ mà sách giáo khoa đã cho để các em xếp vào các nhóm đồng nghĩa, trái nghĩa giáo viên có thể cho học sinh tìm thêm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa khác. Đó có thể là từ Hán Việt, cũng có thể là từ thuần Việt.
Chẳng hạn, trong bài Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết (TV4, tập 1, trang 33) có câu hỏi: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.
(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc đoàn kết. Cột có dấu - để ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết)
Sau khi học sinh đã xếp cá từ trên vào hai nhóm trên, giáo viên có thể cho học sinh tìm thêm các từ ngoài sách giáo khoa phù hợp với mỗi nhóm.
d. Hướng dẫn học sinh sử dụng từ phù hợp để đặt câu, viết đoạn.
Học từ thực chất để viết câu. Câu mới là đơn vị nhỏ nhất dùng để giao tiếp. Vì vậy, khi học sinh đã hiểu được nghĩa của từ Hán Việt rồi giáo viên cần hướng cho các em đến sử dụng từ để viết câu, viết đoạn… Các mức độ sử dụng từ để tạo câu, tạo đoạn.
Mức độ 1: Điền từ vào câu, cụm (thành ngữ, tục ngữ…) hoặc đoạn văn cho phù hợp với nội dung.
Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau đoàn kết, nhân hậu, đồng tâm, đồng sức để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
b/ Mẹ em là một người phụ nữ nhân hậu.
Mức độ 2: Lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống. Mỗi chỗ trống có thể có nhiều từ đồng nghĩa.
Ví dụ: chọn tùe ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống cho phù hợp:
a/ Chúng tôi (quyết tâm, quyết chí) vượt qua khó khăn này.
b/ Dù khó khăn đến đâu họ cũng khống (nản chí, nhụt chí, thoái chí, nản lòng).
c/ Đó là (thử thách, thách thức) đầu tiên đối với tôi.
- Đặt câu với các từ mà nghĩa không liên quan đến nhau.
Ví dụ: Đặt câu với mỗi từ sau: hoà bình, hợp tác, hữu nghị, thiên nhiên….
- Đặt câu với các từ đồng nghĩa: Việc đặt câu với các từ trong nhóm từ đồng nghĩa đòi hỏi các em phải nắm được sắc thái nghĩa của từng từ. Đây là bài tập tương đối khó nhưng nó giúp các em sử dụng từ tinh tế và hiệu quả.
Ví dụ: Đặt câu với mỗi từ sau: nhân hậu, nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu….
- Đặt câu để phân biệt nghĩa của các cặp từ trái nghĩa.
Ví dụ: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các cặp từ trái nghĩa sau: hiền hậu / độc ác; đoàn kết / chia rẽ;
e. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng giá trị phong cách của từ, phù hợp với văn cảnh
Ngoài việc hiểu rõ ý nghĩa của từ giáo viên cần giúp các em hiểu các giá trị phong cách của từ Hán Việt phù hợp với khả năng nhận thức của các em để bước dầu các em biết sử dụng chúng một cách phù hợp và có hiệu quả.
Các giá trị phong cách của từ Hán Việt:
Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng đặc biệt phù hợp với các trường hợp giao tiếp lễ nghi. Chẳng hạn, phu nhân và vợ là hai từ đồng nghĩa. Từ vợthường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày như: Anh Năm cùng vợ và con gái về thăm quê ngoại còn từ phu nhân lại được sử dụng khi văn phong cần tính trang trọng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân có chuyến thăm phi-líp-pin…. Hay trong cách đặt tên người, tên đất, tên sông, tên núi… người Việt Nam vẫn thường dùng các từ Hán Việt.
Tên người: Long, Hải, Sơn, Giang, Thảo, Diệp…. chứ ít ai đặt tên Rồng, Biển, Núi, Sông, Cỏ, Lá…
Tên đất, tên núi, tên sông…: Hạ Long, Bạch Mã, Hoà Bình, Trị An, …
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
Hiểu được đặc điểm này học sinh sẽ biết tại sao đã có các từ thuần Việt cùng nghĩa mà vẵn sử dụng các từ Hán Việt. Đặc biệt, các em sẽ có ý thức trong việc lựa chọn và sử dụng từ Hán Việt và từ thuần Việt cho phù hợp.
Các từ Hán Việt này ngày nay không được dùng trong cuộc sống thường ngày nhưng nó lại gần gũi với các em bởi chúng thường xuất hiện trong các truyện cổ tích, truyện thần thoại…:hoàng thượng, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, trẫm, khanh, hạ chỉ, …. Lớp từ này ít sử dụng trong văn miêu tả như tả cảnh, tả người… những trong văn kể chuyện có lúc các em sẽ dùng đến. Do đó giáo viên không nên bỏ qua chúng.
* Gợi hình ảnh của thế giới khái niệm, im lìm, bất động.
Chính giá trị phong cách này của từ Hán Việt mà trong quá trình hướng dẫn học sinh viết văn giáo viên có thể hướng dẫn các em sử dụng một số từ Hán Việt phù hợp với nội dung bài làm. Học sinh có thể sử dụng chúng vào làm những bài văn miêu tả như tả cảnh yên tĩnh của dòng sông… Tuy nhiên, đối với học sinh tiểu học để sử dụng những từ Hán Việt phù hợp với mục đích miêu tả của mình thật không dễ. Vì thế, cần một quá trình tích luỹ và rèn luyện cùng sự hướng dẫn của giáo viên thì các em mới biết cách làm những bài văn có sử dụng các từ Hán Việt phù hợp với giá trị phong cách.
*Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây ấn tượng ghê rợn
- Tạo sắc thái tao nhã như: tiểu tiện, đại tiện, phân…
- Tránh gây ấn tượng ghê rợn: xuất huyết, thi hài, hoả táng….
So với các từ thuần Việt cùng nghĩa thì lớp từ này thường được sử dụng nhiều hơn, nó không chỉ giúp người nói diễn đạt đúng ý mình cần nói mà còn tạo được sắc thái tao nhã khi giao tiếp. Những từ này vẫn được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của học sinh, vì thế dạy từ ngữ ở đây ngoài việc giúp các em giáo tiếp bằng bút ngữ mà còn dạy cách giao tiếp bằng khẩu ngữ.
Trường tiểu học Đông Thái, Đức Thọ