Công Ty Timber Phoenix

Công Ty Timber Phoenix

Thiết kế sản phẩm, thu thập gỗ, cắt gỗ, khoan lỗ, xử lý bề mặt, nối gỗ và kiểm tra chất lượng là những công đoạn quan trọng trong quy trình gia công gỗ. Trong đó, quá trình kiểm tra và đánh giá là bước xác nhận kết quả thực hiện, nhằm đảm bảo các sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chức năng, độ bền và tính thẩm mỹ… Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix khám phá sâu hơn về những tiêu chuẩn giúp đánh giá chất lượng gỗ sau khi gia công, bao gồm các yếu tố về thẩm mỹ, đặc tính, hiệu suất sử dụng và khả năng bảo quản.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Canada.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Canada hiện nay ra sao? Canada là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Theo báo cáo của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) năm 2023, nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ tại Canada liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, với tốc độ trung bình 3,5%/năm từ năm 2019 đến 2022, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và nội thất.

Đồ nội thất bằng gỗ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam sang Canada trong 11 tháng năm 2023, với trị giá đạt 158,5 triệu USD, chiếm 86,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, con số này đã giảm 20,8%. Ngoài đồ nội thất, một số mặt hàng gỗ khác cũng được xuất khẩu sang Canada trong 11 tháng năm 2023, bao gồm: Gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ. Nguồn: Báo Công Thương.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang Canada đã giảm 13% so với năm 2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với sự cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu khác. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này, cần nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Đức.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Đức hiện nay ra sao? Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và thu nhập bình quân đầu người cao, luôn có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ chất lượng cao. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Châu Âu (Eurostat), trong nửa đầu năm 2022, Đức đã nhập khẩu 930,2 nghìn tấn đồ nội thất bằng gỗ, trị giá 2,9 tỷ EURO (tương đương 2,8 tỷ USD). – Nguồn: Tạp Chí Gỗ Việt.

Hiện nay, Ba Lan và Trung Quốc là hai thị trường cung cấp sản phẩm gỗ chính cho Đức, tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác thị trường này bởi chúng ta mới chỉ là nhà cung cấp thứ 10. Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đức, do đó, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác những mặt hàng này để mở rộng thị phần tại thị trường Đức trong thời gian tới.

Nhìn chung cả năm 2023, trong 40 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, thì có tới 31 thị trường ghi nhận giảm kim ngạch so với năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác lại tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, Ấn Độ là thị trường có mức tăng đáng kinh ngạc với 288%, lên mức 121 triệu USD. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy và Campuchia cũng ghi nhận mức tăng lần lượt là 91,6%, 51,8% và 50,1%. Lưu ý số liệu về kim ngạch xuất khẩu G&SPG có thể có sự khác biệt nhỏ giữa các nguồn tin, do thời điểm cập nhật dữ liệu và phương pháp thống kê khác nhau. Do đó, chúng ta nên tham khảo nhiều nguồn tin để có được bức tranh toàn cảnh về kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

Thông qua sự tìm hiểu tổng quan về các thị trường xuất khẩu đồ gỗ chủ lực của Việt Nam mà Timber Phoenix đã trình bày ở trên. Hy vọng bạn đã nhận ra ngành đồ gỗ Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc… luôn là điểm đến quan trọng cho sản phẩm gỗ Việt. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, ngành đồ gỗ Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã và tăng cường quảng bá thương hiệu.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Úc.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Úc hiện nay ra sao? Úc là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đầy tiềm năng của Việt Nam. Với nền kinh tế phát triển, dân số có thu nhập cao và ưa chuộng sản phẩm đồ nội thất chất lượng cao, thân thiện môi trường… đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ gỗ tăng cao, đặc biệt là từ các nước Đông Nam Á. Năm 2022, Úc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15,6 tỷ USD. Ngược lại, Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Úc, đứng thứ 10 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này với kim ngạch 14,3 tỷ AUD.

Bên cạnh đó Hiệp Định Thương Mại Tự Do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia và Indonesia là những quốc gia xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Úc hàng đầu. Cụ thể, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Úc đã tăng 11% trong năm 2022, đạt 187,9 triệu USD. Đây là một tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp ngành gỗ, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường Úc. – Nguồn: Tuổi Trẻ Online.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Hàn Quốc.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc hiện nay ra sao? Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam, với nhu cầu tiêu thụ cao và ổn định do xu hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và phong cách nội thất tối giản ngày càng phổ biến. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, chỉ tính 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu G&SPG tới thị trường Hàn Quốc đã đạt 273,5 triệu USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu bao gồm: gỗ xẻ (Sồi, Xoan Đào, óc chó, gụ…); đồ nội thất (bàn ghế, giường, tủ…); sàn gỗ, ván ép, gỗ dán. – Nguồn: Tạp Chí Gỗ Việt.

Nhìn chung, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng cho ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Hàn Quốc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ với kim ngạch gần 1,2 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2017 – 2021, nhưng trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 17,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn Quốc đạt 784,3 triệu USD, giảm 23,4% so với năm 2022. – Nguồn: CafeF.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Malaysia.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Malaysia hiện nay ra sao? Malaysia là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam trong khu vực ASEAN, do nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường này tăng cao do tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Cụ thể tăng trưởng GDP bình quân được ghi nhận trong năm 2022 là 8,7%, và dân số gia tăng dự kiến đạt 35 triệu người vào năm 2030.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gỗ sang 5 thị trường tại khu vực Đông Nam Á với tổng kim ngạch đạt 292 triệu USD. Trong đó, Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 147 triệu USD (chiếm 50,3%), tiếp đến là Thái Lan với 61 triệu USD, Singapore với 38,4 triệu USD, Campuchia đạt 39,2 triệu USD, Lào đạt 6,1 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang Malaysia bao gồm: gỗ nguyên liệu như gỗ Cao Su, gỗ Keo, gỗ Sồi, gỗ Thông… cho đến đồ nội thất, sàn gỗ, cửa gỗ, ván ép… đến từ các tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… – Nguồn: Báo Mới.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc hiện nay ra sao? Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quan trọng thứ hai của Việt Nam, chiếm từ 10 – 12% kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cả nước. Vai trò quan trọng này được củng cố bởi chính sách đóng cửa rừng tự nhiên của Trung Quốc vào năm 2017, dẫn đến tình trạng thiếu hụt 50% gỗ nguyên liệu và mở ra cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam.

Theo Báo Lao Động, năm 2022, hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là gỗ nguyên liệu (mã HS44) với hơn 20 sản phẩm, chủ yếu là gỗ dăm. Khoảng 20% còn lại là sản phẩm gỗ (mã HS94), bao gồm đồ mộc nội thất, ván sàn gỗ, và các sản phẩm gỗ khác. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Trung Quốc vào năm 2023 đạt 1,7 tỷ USD, giảm 20,6% so với năm 2022. – Nguồn: CafeF.

Thị trường xuất khẩu gỗ sang Mỹ.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ hiện nay ra sao? Mỹ luôn nằm trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói riêng và ngành gỗ nói chung. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 8,67 tỷ USD, và năm 2023 đạt 7,3 tỷ USD, giảm 15,6% so với năm 2022 (Theo CafeF). Mặc dù vậy, nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Mỹ luôn ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trí và vật liệu xây dựng. Nhu cầu này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố:

Trong tháng 01/2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 821 triệu USD, tăng 123,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng này được nhìn nhận không quá bất ngờ. – Nguồn: Báo Thanh Niên. gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều có xu hướng giảm đáng kể trong năm 2023.

Đánh giá chất lượng gỗ sau khi gia công.

Quy trình gia công gỗ được thực hiện như thế nào? Gia công gỗ hay còn gọi là gia công mộc, làm mộc, theo thuật ngữ tiếng Anh là Wood Working, nhằm chỉ giai đoạn chuyển đổi gỗ nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh, bao gồm vật liệu xây dựng, đồ ngoại thất, nội thất, đồ gia dụng và trang trí…

Quá trình này được diễn ra theo 07 bước như sau: (1) Thiết kế sản phẩm; (2) Chuẩn bị gỗ; (3) Cắt gỗ; (4) Khoan lỗ; (5) Xử lý bề mặt, (6) Nối gỗ và (7) Kiểm tra chất lượng. Nhờ đó, tạo ra những sản phẩm sở hữu vẻ đẹp ấn tượng, có độ bền, khả năng kháng lực tốt và tuổi thọ cao. Ví dụ, khi chúng ta muốn sở hữu một bộ giường tầng cho trẻ con bằng gỗ Xoan Đào, sẽ cần một quá trình để người thợ biến những nguyên liệu gỗ thô thành sản phẩm hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Quá trình này được gọi là gia công gỗ. Đây là công đoạn quan trọng của quy trình sản xuất và chế biến gỗ cùng với chế biến gỗ thô, sấy gỗ, xử lý bề mặt gỗ, tẩm bảo vệ, sơn phủ gỗ và bảo quản gỗ…

Xem thêm: Gia công gỗ là gì? Khái niệm, vai trò và ứng dụng.

Công đoạn đánh giá chất lượng gỗ sau khi gia công là gì? Công đoạn đánh giá chất lượng gỗ sau khi gia công là khâu cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng trong quy trình hoàn thiện sản phẩm. Việc này giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ, đạt hiệu suất sử dụng tốt nhất và có tuổi thọ lâu dài, trước khi đến tay người tiêu dùng. Quá trình đánh giá được thực hiện dựa trên 04 tiêu chí chính, bao gồm: (1) Tính thẩm mỹ; (2) Đặc tính của chi tiết gỗ; (3) Hiệu suất sử dụng; (4) Khả năng bảo quản.

Xem thêm: Tìm hiểu các bước trong quy trình gia công gỗ.