Tại buổi toạ đàm "Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số" do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn chiều ngày 2/5, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội thông tin, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trước đó, thông tin "hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở hàng đầu thế giới" xuất hiện trên mạng cũng đang gây chú ý. Và cũng như các đại biểu trong buổi tọa đàm, khá nhiều người "khó hiểu" với kết quả này.
Thế giới có bao nhiêu châu lục?
Hiện nay thế giới có 6 châu lục gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Ấn Độ Dương – Bắc Băng Dương – Nam Đại Dương.
- Châu Á với 43.820.000 km2 là châu lục lớn nhất và đông dân nhất, 60% tổng dân số Trái đất sống ở đây. Châu Á được chia thành 6 khu vực: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây Á.
- Châu Phi có diện tích 30.370.000 km2. Đây là lục địa nóng nhất và là nơi có sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích châu Phi. Châu Phi được chia thành 5 khu vực: Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi.
- Châu Mỹ được chia thành 2 khu vực: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ với diện tích 24.490.000 km2 và Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2.
- Châu Âu rộng 10.180.000 km2. Đây là lục địa phát triển kinh tế nhất, với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất thế giới. Châu Âu được chia thành 4 khu vực: Bắc Âu, Đông Âu, Trung và Tây Âu và Nam Âu
- Châu Đại Dương có 9.008.500 km2. Đây là lục địa ít dân cư nhất ngoại trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% tổng dân số Trái đất sống ở đây.
- Châu Nam Cực với 13.720.000 km2 là lục địa lạnh nhất thế giới, bị băng bao phủ hoàn toàn. Không có cư dân nào ở đây ngoại trừ các nhà khoa học sống tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Băng ở Nam Cực cao 2.835 mét (9.306 ft) và ước tính dày khoảng 2.700 mét (9.000 ft), cách biển gần nhất tại McMurdo Sound khoảng 1.300 km (800 dặm).
Việt Nam nằm ở Châu Á, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Quảng Nam có bao nhiêu huyện?
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố: TP Tam Kỳ và TP Hội An, và 16 huyện bao gồm:
Quảng Nam là tỉnh đầu tiên của duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đó là thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Có đến 6/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Quảng Nam tiếp giáp với biển Đông đó là 2 TP Tam Kỳ, Hội An và 4 huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành. Đường bờ biển dài 125 km với cát trắng nắng vàng, nhiều bãi biển đẹp, thu hút lượng du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng rất đông đảo.
Tỉnh Quảng Nam có thành phố nào?
➤ Xem thêm: Quảng Nam cách Đà Nẵng bao nhiêu km?
Mật độ dân số của tỉnh Quảng Nam là 140 người/km² so với 293 người/km² của cả nước, đứng thứ 45/63 tỉnh, thành. Quảng Nam có 4 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại đây bao gồm: là người Cơ Tu, người Co, người Xê Đăn, người Gié Triêng và một số người dân tộc thiểu số mới di cư đến.
Người dân chủ yếu là người nông thôn chiếm 81,4% dân số. Với hơn với trên 887.000 người, chiếm 62% dân số toàn tỉnh, Quảng Nam có một nguồn lao động dồi dào. Người dân lao động nông nghiệp là chính chiếm đến 61,57%, lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ chiếm 21,95%.
Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?
Vùng đất liền, vùng biển, hải đảo của Việt Nam
Điều 1 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 4510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 thì nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ khoảng 100km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1 km bờ biển). Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km. Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng.
Quảng Nam hiện nay đang được biết đến là một tỉnh có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng như thu hút đầu tư và khai thác về du lịch lớn. Quảng Nam đang là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước với những di sản văn hóa nổi tiếng. Nếu như bạn đọc đang muốn tìm hiểu Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam thì hãy cùng đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này nhé.
Quảng Nam thuộc miền nào Việt Nam?
Là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Nam được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Quảng Nôm. Quảng Nam mang ý nghĩa là mở rộng về phương Nam. Phía Bắc tiếp giáp với TP Đà Nẵng, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông tiếp giáp với biển Đông, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Kon Tum và nước bạn Lào.
Quảng Nam được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt. Nơi đây nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, thu hút không chỉ người dân trong nước mà du khách nước ngoài đến đây cũng không thể không đặt chân đến những địa điểm nổi tiếng này.
Diện tích của Quảng Nam là 10.438 km² và dân số trung bình hơn 1,567 triệu người (2019), đứng thứ 6 về diện tích và đứng thứ 19 về dân số so với 63 tỉnh thành ở Việt Nam.
Quảng Nam nổi tiếng về điều gì?
Mỗi khi nhắc đến Quảng Nam, người dân luôn tự hào bởi đây là nơi có nhiều di tích lịch sử, các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng như phố Cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh, biển Cửa Đại, Suối Tiên, biển du lịch Tam Thanh, Tam Kỳ, biển Rạng, Núi Thành, biển Hà My, Điện Bàn …tất cả đều góp phần làm nên địa danh Quảng Nam ngày một nổi tiếng hơn.
Nếu có cơ hội đến đây bạn hãy dành thời gian khám giá vùng đất này, đồng thời thưởng thức ẩm thực độc đáo với những món ăn như cơm gà Tam Kỳ, mì Quảng, cao lầu Hội An, bánh tráng, chè bắp, bánh tổ, bê thui Cầu Mồng, bánh đậu xanh, …
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Quảng Nam thuộc miền nào cũng như Quảng Nam nổi tiếng với những điều gì rồi đúng không? Chúc các bạn có nhiều trải nghiệm thú vị.
Như thường lệ, năm 2019 trang web Global Firepower (tạm dịch là Hỏa lực Toàn cầu) đã công bố danh sách sức mạnh quốc phòng tổng hợp của các nước và lãnh thổ trên thế giới.
Theo bảng xếp hạng này, “top 10” quân đội mạnh nhất thế giới (xếp theo vị trí từ cao nhất trở xuống) là: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, và Đức.
Trong “top 20”, chỉ có duy nhất một đại diện của Đông Nam Á, đó là quân đội Indonesia.
Theo mục Indonesia trên bảng xếp hạng này, dân số của Indonesia là hơn 262 triệu người và nguồn nhân lực phù hợp để đưa vào quân đội nước này là hơn 108 triệu người. Quân đội thường trực của Indonesia có 400.000 quân nhân, còn lực lượng dự bị động viên cũng chỉ tầm đó.
Theo Global Firepower (GFP), Không quân Indonesia có tổng cộng 451 chiếc máy bay, trong đó gồm 41 tiêm kích, 65 cường kích, 62 vận tải cơ, và 192 trực thăng. Lục quân Indonesia sở hữu 315 xe tăng chiến đấu, 1.300 xe chiến đấu thiết giáp, 141 pháo tự hành, 356 pháo kéo, và 36 dàn phóng rocket. Hải quân Indonesia được trang bị 221 tàu, trong đó có 9 tàu hộ vệ, 24 tàu corvette, 5 tàu ngầm, và 139 tàu tuần tra.
Triều Tiên – quốc gia nổi bật trong năm 2018 với các cuộc gặp thượng đỉnh với Hàn Quốc và Mỹ, tiếp tục giữ vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng.
Trong khi đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 23, với chỉ số sức mạnh PI là 0,3988. (Chỉ số PI này càng bé thì sức mạnh quân sự càng lớn. Chỉ số bằng 0 có nghĩa là đạt đến độ hoàn hảo, nhưng điều này không đạt được trong thực tế).
Trong mục Việt Nam của bảng xếp hạng, trang Global Firepower chú thích rằng “quốc gia Việt Nam đang nỗ lực tăng cường lực lượng chiến đấu và các mối quan hệ khu vực trong bối cảnh thách thức gia tăng”.
So với các năm trước thì vị trí của Việt Nam có bị sụt giảm một chút. Tuy nhiên, số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng GFP đã có thêm một số thành viên mới. Năm 2019, Global Firepower xếp hạng quân đội của 137 quốc gia và vùng lãnh thổ - so với năm trước đó có thêm đất nước Moldova. Bảng xếp hạng năm 2017 của trang web này chỉ có 133 nước và vùng lãnh thổ.
Global Firepower sử dụng tới hơn 55 thông số khác nhau để xây dựng danh sách 137 quân đội nói trên. Trang web quốc phòng này cho biết: Việc xếp hạng của Global Firepower không dựa duy nhất vào tổng số vũ khí của mỗi nước mà còn tập trung vào sự đa dạng của cơ cấu vũ khí. Các yếu tố được tính đến bao gồm nhân tố địa lý, độ linh hoạt về hậu cần, tài nguyên thiên nhiên, và nền công nghiệp nước sở tại.
Riêng yếu tố “tổng dân số” là một yếu tố quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tiêu chí khác. Chỉ số Hỏa lực Toàn cầu cũng tính tới cả sự ổn định tài chính và yếu tố sức khỏe con người của 1 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Các nước đồng minh NATO được Global Firepower cộng thêm điểm thưởng vì trên lý thuyết họ có sự chia sẻ nguồn lực quốc phòng.
Trang web GFP sử dụng thông tin công bố từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên sẽ có cả những ước tính vì tính chất nhạy cảm của thông tin quân sự, chính sách thông tin của 1 quốc gia cụ thể và nhiều tác nhân khác nằm ngoài sự kiểm soát của các chuyên gia GFP./.