Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Bình Thuận như sau:
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Dự án thành phần 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.
QĐND - Công cuộc giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã đạt được mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện còn 9-10%, trong đó dưới 5% hộ nghèo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số hạn chế về chính sách cho người nghèo. Được biết, trong thời gian tới, Nhà nước sẽ đưa giải pháp mới tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều. Để hiểu rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội).
Phóng viên (PV): Thưa ông, tại sao phải tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều?
Ông Ngô Trường Thi: Trước hết, chúng ta cần hiểu tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều là phương pháp tiếp cận dựa trên 2 tiêu chí về mức thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, tiếp cận thông tin... Nếu chúng ta chỉ nhìn thu nhập của người dân hiện nay mà đánh giá nghèo hay không nghèo, nhiều khi sẽ che lấp bản chất nghèo đúng nghĩa. Tôi có thể ví dụ như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đây không phải là địa bàn nghèo nhất mà đứng thứ ba, sau vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nhưng nếu nhìn về khía cạnh mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, thì Đồng bằng sông Cửu Long lại là khu vực nghèo nhất. Bởi trên thực tế, ở đó tỷ lệ bỏ học của trẻ em cao nhất, tỷ lệ nước sinh hoạt được thụ hưởng thấp nhất, giao thông khó khăn nhất. Do vậy, muốn nâng cao đời sống người dân thông qua tăng cường khả năng người dân tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, việc chuyển đổi sang tiếp cận nghèo đa chiều là sự cần thiết.
Bản thân các hộ nghèo nhu cầu hỗ trợ đã khác nhau, có hộ muốn hỗ trợ tiền, có hộ muốn con cái được hỗ trợ trong học hành, nhà ở, bảo hiểm y tế, thông tin… Vì vậy, khi chúng ta chuyển sang đánh giá nghèo đa chiều để phân loại nhu cầu của hộ dân sẽ rõ ràng hơn. Từ đó, các cơ quan quản lý sẽ có những hoạch định chính sách cơ sở hơn, tính toán đối tượng cần tác động trực tiếp và quan trọng sẽ cân đối nguồn lực vốn để giúp đỡ người nghèo hiệu quả, thiết thực hơn.
PV: Ranh giới cận nghèo với nghèo rất mong manh, với cách tiếp cận nghèo đa chiều liệu có giúp chúng ta hỗ trợ đúng người, đúng việc không, thưa ông?
Ông Ngô Trường Thi: Đúng là ranh giới giữa nghèo và cận nghèo rất mong manh, kể cả khi có tăng chuẩn nghèo lên như hiện nay thì vẫn có sai lệch. Trong đánh giá nghèo đa chiều, chúng tôi đã khắc phục được một phần, đó là ngoài vấn đề thu nhập, còn đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu người dân thiếu hụt 3/10 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản trở lên, cộng với thu nhập dưới chuẩn mức sống tối thiểu, sẽ xác định vào nhóm hộ nghèo mới. Còn với mức thu nhập đó, dưới 3/10 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, sẽ xác định là nhóm cận nghèo, dưới nữa là nghèo. Song, tôi vẫn phải nhấn mạnh, dù xác định ở mức nghèo nào, nếu không có sự công tâm của người trực tiếp thực hiện cũng như vai trò cộng đồng ở cơ sở không được phát huy, thì những hạn chế trước đây như giảm nghèo chưa đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn cao; giảm nghèo chưa vững chắc, chính sách chồng chéo… vẫn sẽ nảy sinh. Dù công cụ có tốt đến đâu, nhưng người thực hiện chưa tốt, kết quả sẽ không được như ý muốn.
Công khai, minh bạch các tiêu chí
PV: Có thể hiểu rằng, tiếp cận đa chiều người nghèo, trên hết phải minh bạch giữa cấp thực hiện và người chịu trách nhiệm, phải vậy không thưa ông?
Ông Ngô Trường Thi: Đúng vậy, phải quy trách nhiệm cấp thực hiện và người chịu trách nhiệm một cách rõ ràng. Hiện nay, quyền công nhận mức độ nghèo sẽ thuộc thẩm quyền ủy ban cấp xã chứ không phải cộng đồng. Tuy vậy, bên cạnh đó cần phải tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cả người dân; phát huy vai trò dân chủ của người dân, công khai và minh bạch. Quy trình sẽ công khai danh sách đối tượng trước khi được đề xuất để công nhận và được niêm yết trong thời hạn tối thiểu 7 ngày làm việc, để người dân có ý kiến. Những trường hợp người dân có ý kiến khiếu nại, cấp xã phải có trách nhiệm thành lập đoàn phúc tra quy trình đó, trả lời để người dân biết việc đó đúng hay là sai. Trong trường hợp thấy kết quả trên các địa bàn lệch nhau, không phù hợp với thực tế, ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện phải kiểm tra lại kết quả. Bây giờ thì quá rõ ràng cấp nào chịu trách nhiệm, trách nhiệm tới đâu. Cách làm này sẽ hạn chế, khắc phục những trường hợp không phải nghèo song được xếp vào diện hộ nghèo để nhận hỗ trợ, gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.
PV: Theo tiêu chí chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện nay là 18%. Trong 5 năm tới (2016-2020), tỷ lệ này có giảm được từ 1% đến 1,5%/năm không, thưa ông?
Ông Ngô Trường Thi: Khả năng ngân sách là có hạn, chính vì vậy các chính sách hỗ trợ phải đi từ thấp đến cao. Với hướng tiếp cận nghèo đa chiều, chúng tôi đánh giá tốc độ giảm nghèo giai đoạn sắp tới sẽ không bằng giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu chúng tôi đề xuất được Quốc hội, Chính phủ chấp nhận giảm từ 1% đến 1,5% hộ nghèo là tương đối hợp lý. Thực tế đánh giá giai đoạn vừa qua, chúng ta chỉ giảm từ 1,1% đến 1,3% chứ không phải giảm 2%, bởi vì chỉ số giá tiêu dùng không được cập nhật vào chuẩn nghèo. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ áp dụng các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo và cận nghèo. Điểm đặc biệt của chính sách mới là sẽ giảm dần chính sách hỗ trợ "cho không", tăng chính sách hỗ trợ cho vay có hoàn trả, có điều kiện. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo cuối năm 2015 là 9-10%, trong đó dưới 5% là hộ nghèo, chuyển chuẩn nghèo mới sẽ tăng lên 18%, gồm 12% là hộ nghèo và 6% là hộ cận nghèo, rõ ràng phải cân đối ngân sách để hỗ trợ người dân thoát nghèo. Cách làm mới này sẽ được áp dụng theo nguyên tắc, tỷ lệ nghèo và cận nghèo giảm, nhu cầu ngân sách giảm theo. Do vậy, ngay những bước đầu, chúng ta phải thực hiện giảm nghèo chắc chắn, bền vững.
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn
Ngày 10/8/2015, Thủ tướng ban hành Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015; không có sự hỗ trợ trực tiếp mà hộ gia đình chỉ được vay mức tối đa là 25 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm nên nhiều hộ gia đình không cân đối được nguồn vốn để tham gia xây dựng nhà ở bảo đảm quy định đề ra của chương trình này.
Chương trình được thực hiện từ 2015-2020.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu dự thảo Quyết định hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát để trình Thủ tướng ban hành.
Tổng hợp chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, hộ nghèo (Hình từ internet)
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt
Chính sách này được ban hành tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Theo đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ từ 12 triệu đồng/hộ đến 16 triệu đồng/hộ tùy theo đơn vị hành chính mà hộ đang cư trú; ngoài ra, các hộ còn được vay mức tối đa 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 3%/năm.
Chương trình này được triển khai từ năm 2014-2021.
Năm 2022, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nhiều chính sách hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo
Cập nhật ngày: 01/10/2024 05:31:13
ĐTO - Thời gian qua, huyện Hồng Ngự tập trung các giải pháp phát huy hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Thông qua công tác hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và triển khai nhiều mô hình giảm nghèo gắn với thực hiện các chính sách an sinh xã hội... góp phần giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định đời sống.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thường Lạc (huyện Hồng Ngự) trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương
Để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và không phát sinh nghèo mới, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành huyện, UBND xã, thị trấn lồng ghép công tác giảm nghèo với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động nông thôn và giải quyết việc làm sau đào tạo.
Trên cơ sở kết quả điều ra hộ nghèo đa chiều đầu giai đoạn 2022 - 2025, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp, hướng dẫn các xã, thị trấn lập danh sách cụ thể theo các chiều thiếu hụt và đề ra giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ họ tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo theo từng năm. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ người nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, tạo môi trường thuận lợi để hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.
UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn khảo sát những hộ nghèo, cận nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo và hộ mới thoát nghèo chí thú làm ăn, lập hồ sơ hỗ trợ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành huyện, UBND cấp xã thẩm định và cho hộ gia đình cam kết sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh nguồn vốn được tỉnh hỗ trợ, huyện Hồng Ngự còn đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn cho vay giải quyết việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo từ nguồn ngân sách địa phương.
Hàng năm, UBND các xã, thị trấn rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đang quản lý; phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thẩm định hồ sơ các đối tượng đủ điều kiện nhằm kịp thời hỗ trợ vốn vay. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện có 3.741 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay hơn 206 tỷ đồng để sản xuất, chăn nuôi... góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Cùng với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tích cực triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo của địa phương. Phát huy vai trò của các cấp Hội trong việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hồng Ngự và các cơ sở Hội hỗ trợ cho 708 hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay hơn 5,5 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp Hội trên địa bàn huyện duy trì hiệu quả 39 Tổ phụ nữ góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, với 644 thành viên. Từ đầu năm 2024 đến nay, các tổ đã huy động được gần 934 triệu đồng và giúp đỡ vốn không lãi suất cho 442 thành viên.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Vân - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hồng Ngự, ngoài việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo được vay, mượn vốn, các cấp Hội thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh; tổ chức dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm với thu nhập ổn định. Đến tháng 9/2024, Hội LHPN huyện phối hợp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện mở 8 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 197 hội viên, phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; giới thiệu việc làm với thu nhập bình quân từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng cho trên 150 lượt hội viên, phụ nữ. Đồng thời, các cấp Hội trong huyện còn vận động kinh phí xã hội hóa gần 3 tỷ đồng trao tặng hơn 6.400 suất quà cho hội viên, phụ nữ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.
Theo UBND huyện Hồng Ngự, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, triển khai kịp thời những chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua từng năm. Năm 2021, toàn huyện có 1.624 hộ nghèo, chiếm 4,43%. Ước đến cuối năm 2024, hộ nghèo giảm còn 721 hộ, chiếm 1,98% (bình quân hàng năm giảm từ 0,76 - 1,29%).
Đồng chí Huỳnh Văn Tài - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự cho biết: “Với quyết tâm thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, thời gian tới, huyện Hồng Ngự đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hộ nghèo, cận nghèo nâng cao nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo; tích cực tham gia học nghề, tìm việc làm và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vốn vay, phát huy hiệu quả các mô hình, dự án giảm nghèo. Huy động các nguồn lực triển khai các hoạt động an sinh xã hội, nhất là chăm lo giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo”.