Biểu Thuế Tncn 2022

Biểu Thuế Tncn 2022

Biểu thuế TNCN lũy tiến hay biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng tính thuế TNCN đối với người có thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh, tiền lương, tiền công. Tuy nhiên cách áp dụng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần cần xác định rõ thu nhập tính thuế. Cụ thể cách tính như sau.

Thu nhập tính thuế được tính như sau: (1) Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. Trong đó: - Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ. - Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế. Các khoản giảm trừ bao gồm:

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT- BTC ngày 15/8/2013.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN

(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh)

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Ví dụ tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Ví dụ dưới đây sẽ giúp cụ thể hóa việc tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản:

Tính thuế TNCN của Ông A tạm nộp trong tháng?

Tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến tùng phần.

TA CÓ: - Thu nhập chịu thuế của Ông A là 40 triệu đồng. - Ông A được giảm trừ các khoản sau: + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 × 2 = 8,8 triệu đồng +Tiền BHXH, BHYT: 40 × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng Tổng cộng các khoản được giảm trừ của Ông A là: 11 + 8,8 + 3,4 = 23,2 triệu đồng - Thu nhập tính thuế của Ông A là: 40 - 23,2 = 16,8 triệu đồng Như vậy ta có thể tính thuế TNCN của ông A phải nộp theo 2 cách như sau: Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng có thuế suất 5% Mức thuế bậc 1 phải đóng là: 5 × 5% = 0,25 triệu đồng Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có thuế suất 10%: Mức thuế bậc 2 phải đóng là: (10 - 5) x 10% = 0,5 triệu đồng Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng có thuế suất 15%: Mức thuế bậc 3 phải đóng là: (16,8 - 10) x 15% = 1,02 triệu đồng Tổng số thuế TNCN Ông A phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 + 0,5 + 1,02 = 1,77 triệu đồng. Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn Thu nhập tính thuế trong tháng 16,8 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Vậy số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 16,8 x 0,15% - 0,75 = 1,77  triệu đồng. Trên đây là Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng trong tính thuế TNCN. Lưu ý biểu thuế chỉ áp dụng khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh. Các trường hợp có thu nhập khác sẽ tính theo quy định riêng của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp lý liên quan khác. Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ: Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh xin gửi tặng các bạn File Biểu thuế XNK 2022 đã tích hợp và cập nhật:

1. Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC.

2. Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế, gồm: Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

3. Các chính sách quản lý hàng hóa XNK theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách áp dụng đối với 8.289/10.813 mã HS.

4. Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Địa chỉ: 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: https://www.nitoda.com

Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 .

Trường hợp áp dụng Biểu thuế TNCN lũy tiến

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau: “1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.”

Khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.”

Theo quy định trên người lao động có thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014) thì áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần. >> Tham khảo: Tổng hợp quy định về hoàn thuế TNCN.