Người lao động tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối cũng là quy định mới.
Về chính sách lương hưu năm 2025
Từ thời điểm 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mới bắt đầu có hiệu lực thì việc có tăng lương hưu không là vấn đề đặc biệt được quan tâm.
Về điều này, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể theo Điều 67, từ 01/7/2025 sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể quy định như sau:
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo khoản 2 Điều 99 Luật này thì việc điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 nêu trên.
Như vậy, từ 01/7/2025, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp ngân sách Nhà nước cũng như quỹ BHXH. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể, thời điểm điều chỉnh... sẽ do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, các đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 cũng sẽ được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Trước đó, theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Thay đổi cách tính lương hưu từ ngày 01/7/2025
Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu.
Căn cứ theo Điều 72, Điều 99 và Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc, đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đã thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 7/2025.
Hiện nay, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Có nghĩa, từ 01/7/2025 điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
- Đối với lao động nam: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm.
- Đối với lao động nữ: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm.
Về mức lương tối thiểu vùng 2025
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.
Trong đó, những địa phương có số lượng doanh nghiệp được khảo sát nhiều là TP. Hà Nội với 700 doanh nghiệp và 1.400 lao động; TP.HCM với 800 doanh nghiệp, 1.600 lao động; tỉnh Đồng Nai với 200 doanh nghiệp và 400 lao động; các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương mỗi địa phương 150 doanh nghiệp và 300 lao động…
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc điều tra này nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu giờ vùng 1 là 23.800 đồng; vùng 2: 21.200 đồng; vùng 3: 18.600 đồng; vùng 4: 16.600 đồng.
Công ty được nợ lương nhân viên tối đa bao lâu?
Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán. Cụ thể:
- Trường hợp trả lương theo thời gian:
+ Hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
+ Hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần, thời điểm trả lương do các bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Trường hợp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Lương được trả theo kỳ hạn đã thoả thuận của hai bên.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động trong trường hợp nhất định. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;...
Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì có quyền chậm trả lương nhưng không quá 30 ngày.
Mẫu đơn khiếu nại Công ty không trả lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————-
Kính gửi: ………………………..............................
Họ và tên người khiếu nại: ……………………….
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân .........……..Ngày cấp: ………………
Nơi cấp: …………………………………………………….........
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …………………………
Khiếu nại về việc: …………………………………
Nội dung khiếu nại: …………………………………
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có)
- .............................................................................................................
- .............................................................................................................
- .............................................................................................................
NGƯỜI KHIẾU NẠI (Ký và ghi rõ họ tên)
Quy trình khiếu nại công ty nợ lương chi tiết
Trường hợp công ty không trả lương, người lao động thực hiện quyền khiếu nại như sau:
- Khiếu nại lần đầu: Người lao động gửi đơn khiếu lại lần đầu đến người sử dụng lao động, yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo công ty giải quyết tiền lương.
Theo đó, người lao động phải gửi đơn khiếu nại trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại.
Trường hợp người lao động không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do ốm đau, thiên tại, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại (theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
- Khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc 40 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp) không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thời hạn giải quyết như sau (theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP):
- Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý;
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp đã khiếu nại lần hai mà không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Trên đây là Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Em cần làm rõ với doanh nghiệp khoản tiền 60 triệu đồng đã thu là tiền gì, trên cơ sở đó sẽ thấy DN phải trả lại em bao nhiêu. Vì có những chi phí nếu đã chi cho chính em (như tiền học, tiền ăn...) đã chi phí rồi và không thể lấy lại được, hai bên sẽ cần phải thương lượng để xem có giảm trừ được các khoản này hay không, đồng thời cũng có những khoản phí chưa chi gì phục vụ cho người lao động thì phải trả lại cho người lao động. Ngoài ra, cần lưu ý hai bên có thỏa thuận gì khác về khoản tiền trên hay không thì cần xem nội dung đã thỏa thuận để giải quyết.
Theo thông tin mới nhất trên Chính phủ tại Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội, Nghị quyết nêu rõ chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Như vậy, năm 2025 sẽ chưa thực hiện tăng lương trong khu vực công, lương hưu lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025. Và lương cơ sở năm 2025 vẫn ở mức 2,34 triệu đồng/tháng.
Trước đó, khi chưa thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, LuatVietnam đã có bài viết về những chính sách tiền lương dự kiến sẽ thực hiện năm 2025.
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Khi thực hiện 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành đề xuất tiếp tục cải cách tiền lương sau 2026 để trình Trung ương xem xét. Nếu tình hình phù hợp và không có gì thay đổi thì sau năm 2026 sẽ thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp.
Như vậy, theo tinh thần trên, rất có thể sau năm 2026 mới bãi bỏ mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương. Cũng có nghĩa, năm 2025 mức lương cơ sở có thể được điều chỉnh thay cho mức 2,34 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Điều này phụ thuộc vào Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Lương cơ sở có thể được điều chỉnh trong năm 2025 (Ảnh minh họa)