Tra Cứu Nợ Thuế Bị Cấm Xuất Cảnh

Tra Cứu Nợ Thuế Bị Cấm Xuất Cảnh

Cách tra cứu nợ thuế, cấm xuất cảnh

Tra cứu nợ thuếxuất nhập khẩu & VAT

Bạn muốn tra cứu nợ thuế xem hiện công ty bạn hoặc đối tác có nợ đọng thuế xuất nhập khẩu, hay thuế VAT hay không?

Việc này cũng khá đơn giản thôi. Bạn chỉ cần có hai thông tin dưới đây:

Nếu bạn tra cứu cho công ty mình thì những thông tin này là có sẵn: mã số thuế công ty và Số Chứng minh thư của Sếp.

Nhưng trường hợp nếu bạn là công ty forwarder, muốn tra cứu nợ thuế xuất nhập khẩu cho khách hàng, thì sẽ vướng thông tin thứ hai. Không phải lúc nào cũng có sẵn số CMND của lãnh đạo công ty khách hàng. Tất nhiên hỏi thì cũng được, nhưng nhiều khi không tiện lắm.

Vậy làm thế nào để tìm số Chứng minh thư của giám đốc doanh nghiệp?

Có cách, theo nguyên tắc "cái gì không biết lại tra Google (hoặc web khác)". Chỉ cần có mã số thuế, bạn vào tra cứu tại một trong các web sau:

Tôi đưa tên cả hai web trên, phòng khi một cái bị hỏng. Nhập mã số thuế rồi Enter, sẽ ra số Chứng minh nhân dân. Bạn cũng sẽ thấy nhiều thông tin khác của doanh nghiệp: ngày bắt đầu hoạt động, số lao động, địa chỉ nhận thông báo thuế …

Và khi đã có đủ thông tin mã số thuế & số CMND, bạn tra cứu nợ thuế trong một trong các trang sau:

Nhập thông tin Mã Doanh nghiệp và Số Chứng minh thư (CMT), cùng với dãy số kiểm tra theo hình có sẵn, rồi Enter. Kết quả sẽ ra những loại thuế nợ trong hạn, nợ quá hạn, hay nợ cưỡng chế (nếu có). Có đánh dấu màu sắc xanh, vàng, đỏ và chú thích đi kèm để bạn tiện tra cứu, như hình dưới đây.

Theo kết quả tra cứu, nếu thấy có nợ quá hạn (màu vàng, tím, đỏ), bạn nên báo cáo với lãnh đạo hoặc thông báo cho khách hàng (nếu bạn làm dịch vụ hải quan) giải quyết số nợ thuế. Nếu không giải quyết kịp thời nợ thuế quá hạn, rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc gây chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu tiếp theo.

Trên đây tôi đã trình bày về một số vấn đề liên quan đến cách tra nợ thuế xuất nhập khẩu, cũng như cách tính và những loại thuế liên quan.

Chúc bạn gặp thuận lợi trong việc tra cứu, tính & nộp thuế, cũng như trong thủ tục hải quan.

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Chuyển từ Tra cứu nợ thuế về Thủ tục hải quan

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay không có quy định cụ thể về trường hợp cấm xuất cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, cấm xuất cảnh là một cách gọi khác của trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14.

Theo đó, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam thông qua cửa khẩu Việt Nam. Tạm hoãn xuất cảnh là việc cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng, không được xuất cảnh có thời hạn.

Căn cứ khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các cá nhân đang nộp thuế, người đại diện của doanh nghiệp khi đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Ngoài ra, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân khác như sau:

Bị can, bị cáo, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có căn cứ bị nghi là tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn người đó trốn hoặc hủy chứng cứ.

Người được hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành phạt tù, được tha tù trước thời hạn trong thời gian thử thách, người hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án.

Người có nghĩa vụ về tố tụng dân sự nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người phải thi hành án dân sự, người đại diện của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành nếu việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính cần ngăn chặn việc người đó trốn.

Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh và có căn cứ cho rằng người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng.

Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về các trường hợp cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như sau:

Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Từ quy định trên có thể thấy, nếu cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì dù cá nhân có đang nợ thuế bao nhiêu cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian nhất định.

Thẩm quyền quyết định cấm xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam  và Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh của cá nhân như sau:

Cá nhân, người đại diện của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;

Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp phải hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Lưu ý: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền.

Thời hạn tạm cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế

Thời hạn tạm cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế được quy định tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Cụ thể, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh của cá nhân sẽ kết thúc khi cá nhân hoàn thành xong nghĩa vụ thuế.

Cách kiểm tra cá nhân có đang bị cấm xuất cảnh không?

Để kiểm tra cá nhân có bị cấm xuất cảnh hay không, cá nhân có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý về xuất nhập cảnh hoặc tra cứu trên trang website, thông báo của cơ quan có liên quan. Chẳng hạn:

Kiểm tra trên website của Tổng cục Thuế: https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc.

Dưới đây bài viết sẽ hướng dẫn cách tra cứu cá nhân có đang bị cấm xuất cảnh không tại website của Tổng cục Thuế.

Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Thuế tại https://gdt.gov.vn/wps/portal/Home/nt/xc;

Bước 2: Chọn mục “NNT có thông báo về xuất nhập cảnh”, đây là nơi để cá nhân tra cứu mình có thông báo tạm hoãn/ gia hạn tạm hoãn/ hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh hay không.

Các thông tin cần nhập bao gồm:

Bước 4: Chọn “Tìm kiếm” và đợi kết quả.

Ngoài ra, độc giả còn có thể tra cứu trên website của Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=8&cid=1294&LoaiVanBan=16&LinhVuc=541 theo hướng dẫn của trang web.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Cách tra cứu để biết có bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế hay không

Số lượng người nộp thuế nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất lớn

Ngày 1/6, Bộ Tài chính cho biết, để nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh sẽ là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ thuế để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước.

Luật Quản lý thuế đã quy định hành lang pháp lý đối với việc nợ thuế. Theo đó, trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Luật Quản lý thuế cũng quy định việc cho phép người nộp thuế nộp dần tiền thuế nợ trong trường hợp có bảo lãnh của ngân hàng. Như vậy, cơ quan thuế đã nhắc nhở để trường hợp vô tình nợ thuế khẩn trương nộp thuế và cũng có phương án nộp dần cho doanh nghiệp khó khăn không nộp được hết nợ một lần.

Hiện số lượng người nộp thuế nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất lớn, đa số lại kéo dài. Với các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế thực hiện rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh trước khi thực hiện gửi thông báo đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và người nộp thuế để người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh. Vì vậy, người nộp thuế có thể chủ động tra cứu nợ thuế của mình trên hệ thống của ngành thuế để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh.

Cách tra cứu để biết có bị hoãn xuất cảnh, bị nợ thuế hay không

Để biết mình có bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế hay không, cá nhân có thể truy cập vào trang web của Tổng cục Thuế (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tại trang chủ, di chuyển đến mục “Dịch vụ công” ở góc phải màn hình. Chọn mục “Công khai cưỡng chế nợ thuế”, chọn tiếp “Thông báo về xuất cảnh”.

Bước 2: Kiểm tra thông tin xuất cảnh: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu. Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về việc bạn có bị cấm xuất cảnh do nợ thuế hay không.

2. Kiểm tra thông tin xuất cảnh

Bước 1: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu.

Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về việc bạn có bị cấm xuất cảnh do nợ thuế hay không.

– Truy cập trang web Dịch vụ thuế điện tử (https://thuedientu.gdt.gov.vn/).

Bước 1: Đăng nhập tài khoản đã đăng ký. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đăng ký bằng thông tin mã số thuế cùng số căn cước công dân của mình.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu” rồi chọn “Tra cứu nghĩa vụ thuế”.

Bước 3: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu.

Tại đây, hệ thống hiển thị hai mục gồm:

Mục I – Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

Mục II – Các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Tại bước này, bạn có thể tra cứu các thông tin bao gồm số tiền thuế đã nộp (được hoàn), số tiền thuế phải nộp…

4. Tra cứu trên ứng dụng eTax Mobile

Bước 1: Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đăng ký bằng thông tin mã số thuế cùng số căn cước công dân của mình.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu nghĩa vụ thuế” rồi chọn “Tất cả nghĩa vụ thuế” và thực hiện Tra cứu.

Tại đây, hệ thống hiển thị hai mục gồm:

Mục I: Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

Mục II: Các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Tại bước này, bạn có thể nhấn vào nút xem chi tiết để kiểm tra mình được hoàn thuế hay phải nộp thêm thuế và cụ thể số tiền bao nhiêu ở cả hai mục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được hỗ trợ tra cứu thông tin nợ thuế và xuất cảnh.

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến nghĩa vụ thuế

Theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh (Khoản 1 Điều 21) bao gồm:

– Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.