Không phải ngẫu nhiên, cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa hai city-states (thành bang, thị quốc) quan trọng nhất là Athens và Sparta lại làm tốn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu lịch sử đến vậy. Được gọi là “Chiến tranh Peloponnesia”, cuộc chiến này xác lập một hiện thực: Có hai tư tưởng kiến tạo nên hai hình thái nhà nước đối chọi nhau, trong cộng đồng các thành bang Hy Lạp. Một cách ngắn gọn, “Chiến tranh Peloponnesia” diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, mà kết cục là liên minh Peloponnisos do Sparta lãnh đạo đã đánh bại liên minh Delos mà Athens dẫn dắt.
Tình hình nguy hiểm đến mức nào?
Chính phủ Nhật Bản trước đây đã tuyên bố rằng trận siêu động đất tiếp theo có cường độ 8-9 tại Rãnh Nankai có xác suất khoảng 70% sẽ xảy ra trong vòng 30 năm tới. Trong kịch bản xấu nhất, các chuyên gia ước tính 300.000 người có thể mất mạng, với một số kỹ sư cho rằng thiệt hại có thể lên tới 13 nghìn tỷ USD do cơ sở hạ tầng bị xóa sổ.
“Lịch sử của những trận động đất lớn tại Nankai thực sự đáng sợ,” các nhà địa chất Kyle Bradley và Judith A Hubbard viết trong bản tin Earthquake Insights của họ.
Và “mặc dù dự đoán động đất là không thể, nhưng sự xuất hiện của một trận động đất thường làm tăng khả năng xảy ra trận động đất khác. Một trận động đất lớn ở Nankai trong tương lai chắc chắn là trận động đất được mong đợi nhất trong lịch sử – nó là định nghĩa ban đầu của ‘Big One’.”
Nội dung của cảnh báo “siêu động đất”
Cảnh báo “siêu động đất” của JMA nêu ra rằng “nếu một trận động đất lớn xảy ra trong tương lai sẽ dẫn đến các rung chấn mạnh và sóng thần lớn”.
“Khả năng xảy ra một trận động đất lớn mới cao hơn bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là một trận động đất lớn chắc chắn sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể,” cảnh báo cho biết thêm. Cảnh báo này liên quan đến “vùng hút chìm” của Rãnh Nankai giữa hai mảng kiến tạo ở Thái Bình Dương, nơi đã xảy ra các trận động đất lớn trong quá khứ.
Rãnh ngầm dưới biển dài 800 km chạy từ Shizuoka, phía Tây Tokyo, đến mũi phía Nam của đảo Kyushu. Đây đã từng là nơi xảy ra những trận động đất tàn phá với cường độ 8 hoặc 9 mỗi một hoặc hai thế kỷ hoặc. Những trận động đất “megathrust” này, thường xảy ra theo cặp, đã được biết đến là nguyên nhân gây ra sóng thần nguy hiểm dọc theo bờ biển phía Nam của Nhật Bản.
Vào năm 1707, tất cả các đoạn của Rãnh Nankai đã đứt gãy cùng một lúc, gây ra một trận động đất mà cho đến nay vẫn là trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử Nhật Bản. Trận động đất đó cũng gây ra đợt phun trào cuối cùng của núi Phú Sĩ — đã được tiếp nối bởi hai trận động đất megathrust mạnh của Nankai vào năm 1854, và sau đó là một cặp vào năm 1944 và 1946.
Mọi người nên chuẩn bị như thế nào?
Nhật Bản đang nhắc nhở những người sống trong các vùng động đất cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, từ việc cố định đồ đạc đến việc biết vị trí của nơi trú ẩn gần nhất. Nhiều hộ gia đình ở đất nước này cũng luôn chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ thảm họa với nước đóng chai, thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu, đèn pin, radio và các vật dụng thiết thực khác.
Nên làm gì nếu đột nhiên có động đất lớn xảy ra?
Nhưng không cần phải hoảng sợ – chỉ có “xác suất nhỏ” rằng trận động đất có cường độ 7.1 xảy ra vào ngày 8 mới đây ở Miyazaki là một cơn tiền chấn, theo Bradley và Hubbard. “Một trong những thách thức là ngay cả khi rủi ro của một trận động đất thứ hai tăng lên, nó vẫn luôn thấp. Chẳng hạn, ở California, quy tắc chung là bất kỳ trận động đất nào cũng có khoảng 5% khả năng là một cơn tiền chấn.”
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng