Giá Gạo Việt Nam Xuất Khẩu Đứng Đầu Khu Vực Nào Ở Mỹ

Giá Gạo Việt Nam Xuất Khẩu Đứng Đầu Khu Vực Nào Ở Mỹ

Đóng bao sản phẩm gạo xuất khẩu của Công ty TNHH gạo Vinh Phát ở thành phố Long Xuyên (An Giang). (Ảnh: TTXVN)

Đứng đầu về giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vẫn là tôm. Ảnh minh họa: TTXVN

Top 5 thị trường đứng đầu nhập khẩu cá ngừ Việt Nam lần lượt là: Mỹ, Israel, Thái Lan, Nhật Bản, Canada và Đức. Trong top này thì xuất khẩu cá ngừ sang Israel, Thái Lan và Đức là có sự tăng trưởng tốt. Còn Mỹ, Nhật Bản và Canada đều giảm mạnh, đặt biệt thị trường đứng đầu nhập khẩu là Mỹ giảm 41% trong 9 tháng năm 2023.

Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Do đó, 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.

Tuy chưa chiếm tỷ trọng cao, nhưng xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan có sự tăng trưởng khá tốt. Lũy kế 9 tháng xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng 125% so với cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 4 triệu USD.

Trong khối Liên minh châu Âu (EU), Ba Lan là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 7. Nhập khẩu cá ngừ của nước này có xu hướng tăng trưởng liên tục trong 5 năm trở lại đây. Đây sẽ là cơ hội cho cá ngừ Việt Nam chinh phục thị trường này.

Đặc biệt khi, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 3 ngoài khối cho thị trường Ba Lan, sau Ecuador và Philippines. Trong khi xuất khẩu của Philippines sang thị trường này giảm liên tục thì xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam lại đang khởi sắc.

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang thị trường này, cá ngừ đóng hộp chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 83% và so với cùng kỳ, nhóm sản phẩm này tăng mạnh 211%.

Theo các doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng mạnh là do ảnh hưởng của lạm phát. Bên cạnh đó, giá cả tăng trong chuỗi cung ứng (như giá dầu thực vật, lon và bao bì carton đều tăng vọt) nên các nhà nhập khẩu EU có xu hướng tăng nhập khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Anh qua 9 tháng vẫn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5,5 triệu USD. Tuy nhiên, những tháng gần đây, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này lại có sự giảm sút khá.

Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất thịt/lon cá ngừ đông lạnh mã HS0304 sang thị trường Anh, chiếm tới hơn 94% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi và đông lạnh của Việt Nam sang Anh đang tăng mạnh.

Hiện Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đứng thứ 13 tại thị trường này, với tỷ trọng còn rất khiêm tốn 1%. Theo các doanh nghiệp, yêu cầu các sản phẩm khai thác của Anh là tương đương với EU, trong khi thủy sản khai thác của Việt Nam đang chịu “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nên khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam tại thị trường Anh thấp.

Với Canada, xuất khẩu cá ngừ sang đây trong tháng 9 đã đảo chiều tăng 44% so với cùng kỳ, cắt đà giảm 8 tháng liên tiếp. Qua 3 quý năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt gần 23 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ.

VASEP nhận định xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Canada sẽ vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn trong những tháng tới, nhất là trong bối cảnh nợ tín dụng tiêu dùng của người Canada ngày càng tăng cao, người dân sẽ thắt chặt chi tiêu hơn.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ 0,2% và đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất sang Anh.

Bộ Công thương cho biết, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng trên 8 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh quốc hiện vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ khoảng 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh.

Trong khi đó, thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn, với nhu cầu nhập khẩu trên 700.000 tấn/năm. Hiện gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh với các đối thủ dẫn đầu về xuất khẩu gạo sang Anh gồm Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)....

Gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Các thương hiệu gạo Việt Nam phổ biến tại Anh như Golden Lotus Premium Jasmine Rice, (Longdan supermarket), Longdan Rice (Longdan supermarket), Buffalo Saigon Fragrant Rice (Longdan supermarket), Buffalo Brand Northern Vietnam Glutinous Rice (Tradewind).

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh quốc, với cộng đồng hơn 5,5 triệu người gốc Á, nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn trong khi Anh hoàn toàn không sản xuất lúa gạo. Năm 2021, Anh nhập gần 652.000 tấn gạo, trị giá gần 575 triệu USD. Năm 2022, lượng gạo nhập khẩu tăng lên hơn 678.000 tấn, trương đương mức tăng 4,1% và giá trị nhập khẩu tăng 7% lên hơn 603 triệu USD.

Việt Nam đứng thứ 22 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,2%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam với 100.000 người và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).

Trong khuôn khổ Hiệp định UKVFTA, Anh cam kết dành lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam gần 14.000 tấn, gồm: gạo đã xát, gạo đã xay và gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại

Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.

Để gạo Việt Nam tăng sự hiện diện tại thị trường Anh, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh kiến nghị Bộ Công thương khuyến khích những doanh nghiệp xuất khẩu gạo ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn trên cơ sở cân đối giữa an ninh lương thực trong nước với nhu cầu xuất khẩu; Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tín dụng cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng lúa áp dụng Global G.A.P để sản xuất gạo thơm chất lượng cao. Chính quyền các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn nên triển khai những Chương trình hỗ trợ nông dân về giống lúa, vật tư nông nghiệp an toàn, xay xát và bảo quản lúa gạo đáp ứng chất lượng và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.