Công Nghiệp An Ninh

Công Nghiệp An Ninh

Tên giao dịch: AN NINH TOAN AN COMPANY LIMITED

Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore Bắc Ninh (VSIP Bắc Ninh)

Khu công nghiệp và Đô thị VSIP Bắc Ninh thành lập theo quyết định số: 676/TTg-CN của Thủ tướng Chính Phủ ngày 04/06/2007 cho phép Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Việt Nam-Singapore đầu tư xây dựng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ có tổng diện tích khoảng 700 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp là 500 ha và diện tích khu đô thị và dịch vụ là 200 ha.

Là dự án Khu công nghiệp kết hợp Khu đô thị nên VSIP Bắc Ninh có tiêu chuẩn về môi trường khá cao, chỉ ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp ít gây ảnh hưởng môi trường như: công nghệ cao, viễn thông,logistics, sản xuất và chế biến thực phẩm, linh kiện điện tử và sản xuất trang thiết bị công nghiệp.

II. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VSIP BẮC NINH

Liên doanh VSIP được biết đến khi là nhà phát triển tiên phong với mô hình khu công nghiệp bền vững với lối thiết kế xanh, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ hiện đại góp phần hòa nhập và giảm thiểu tối đa tác động tới môi trường xung quanh. Đồng thời khu công nghiệp được áp dụng các tiêu chuẩn quản lý và lựa chọn các nhà đầu tư vào khu công nghiệp cao để xây dựng mô hình một khu công nghiệp hiện đại hàng đầu.

San nền: khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh được san nền tạo độ dốc tự nhiên từ 0,2% đến 0,4% với cao độ san nền từ +5,40m đến +6,40m (cao độ trung bình 5,90m).

Hệ thống cấp điện: khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh được xây dựng 01 trạm biến áp 110kV/22kV có công suất 126 MVA đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện của các nhà máy hoạt động trong khu. Các tuyến dây 22kV toàn bộ được đi ngầm tới từng lô đất trong khu công nghiệp thông qua hệ thống cống cáp kỹ thuật góp phần tạo không gian thoáng đãng dọc các tuyến giao thông và thuận tiện cho hoạt động xây dựng.

Hệ thống cấp nước: nhà máy nước sạch trong khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh có công suất cấp nước khoảng 23.000 m3/ngày đêm từ nguồn nước mặt sông Đuống, bao gồm 02 trạm, giai đoạn 1 có công suất 10,000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 có công suất 23.000 m3/ngày đêm. Hệ thống đường ống cấp nước được đi dọc theo các tuyến giao thông trong khu công nghiệp tới từng lô đất.

Hệ thống xử lý nước thải: toàn bộ nước thải sản xuất tại khu công nghiệp được xử lý ra tới chuẩn C tại chính nhà máy, sau đó được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thông qua các hệ thống trạm bơm chuyển bậc. Trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp có công suất xử lý đạt 17.520 m3/ngày đêm với khả năng xử lý nước thải ra tới tiêu chuẩn cột A theo tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: Các họng nước cứu hỏa được bố trí dọc theo các lô đất trong khu công nghiệp với bán kính phục vụ 150m mỗi trụ. Đồng thời, khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh được bố trí đồn công an và cảnh sát PCCC ngay bên trong khu công nghiệp với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ túc trực 24/7, khắc phục nhanh chóng các sự cố về hỏa hoạn trong khu công nghiệp.

Hệ thống thông tin liên lạc: Tổng đài với 27.109 đầu số đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc trong khu công nghiệp. Đồng thời các tuyến cáp quang được đấu nối tới tủ kỹ thuật của từng lô đất trong khu công nghiệp. Tín hiệu cấp cho khu vực dự án được lấy từ trục cáp tín hiệu trực tiếp từ thành phố Bắc Ninh

Cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh

Khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng hiện đại và đảm bảo môi trường, với các hệ thống cấp điện, cấp nước sạch, xử lý nước thải, đường giao thông, thông tin liên lạc, PCCC và thoát nước mưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Hiện tại, Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh có tỷ lề lấp đầy trên 90%, thông tin chi phí tham khảo như sau:

Thông tin chi tiết nhà xưởng chuyển nhượng, cho thuê lại xin liên hệ thêm Mr Hùng 0936314555

Công ty chuyên cung cấp các trang thiết bị giám sát hàng đầu về an ninh. Những sản phẩm của công ty có chất lượng và đảm bảo. Hiện nay công ty là nhà phân phối chính của dòng sản phẩm Camera Dahua tại Việt Nam. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nghiệp vụ và tác phong. Những sản phẩm chính hãng của công ty được bảo hành 24 tháng và được các nhân viên kỹ thuật theo sát từng công trình. Đến với công ty là khách hàng đến với sự tin tưởng trọn vẹn và an toàn tuyệt đối.

Thượng tá Hoàng Thanh Lâm - Trưởng phòng An ninh kinh tế (ANKT), Công an tỉnh Yên Bái trao đổi: "Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng luôn làm tốt công tác tham mưu giúp Ban Giám đốc Công an tỉnh trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp, công tác nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống "tự diễn biến” trong nội bộ, chống địch thâm nhập, cài cắm nội gián, tác động chuyển hóa nội bộ, bảo vệ ANKT, bảo vệ đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước...".

Đồng thời, tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 12 ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANKT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; các giải pháp về công tác bảo vệ tài sản Nhà nước, quản lý các chương trình, dự án kinh tế, công trình trọng điểm, dự án có yếu tố nước ngoài... kịp thời phát hiện các sai phạm trong đầu tư xây dựng các công trình, dự án kinh tế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các phòng chức năng Công an tỉnh khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật...

Từ năm 2015 đến nay, Phòng đã phối hợp tổ chức 3 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước cho 187 cán bộ, công chức; kiểm tra công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tại 25 lượt địa bàn cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh; tham mưu tổ chức 7 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng chỉ cho 352 bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp...; tham mưu, hướng dẫn cơ quan, doanh nghiệp tổ chức phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tạo môi trường trong sạch, an toàn đảm bảo an ninh trật tự.

Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANKT, đơn vị luôn chủ động, nâng cao chất lượng trong công tác nắm tình hình với mục tiêu là nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các dấu hiệu "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, những vấn đề phức tạp nảy sinh trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp, hoạt động của các loại tội phạm, trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án kinh tế tại địa phương...

Từ năm 2015 đến nay, qua công tác nắm tình hình cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã phát hiện 34 vụ sai phạm về kinh tế; tiến hành xác minh, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, các cơ quan chức năng, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp giải quyết, xử lý, góp phần bảo vệ sự phát triển ổn định vững chắc của nền kinh tế đúng định hướng, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình mục tiêu kinh tế trọng điểm của tỉnh và các địa phương trong tỉnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Điển hình như vụ sai phạm của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình. Trong năm 2020, qua công tác nắm tình hình, lực lượng ANKT đã xác minh Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình có hành vi khai thác khoáng sản khi chưa được cấp  phép của các cơ quan có thẩm quyền; đơn vị đã phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của công ty này với số tiền 125,6 triệu đồng.

Năm 2021, đã điều tra, xác minh, làm rõ sai phạm trong lập hồ sơ, bệnh án điều trị cho bệnh nhân nội trú có tham gia bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái, gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên 200 triệu đồng. Vụ việc đã được Phòng chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật...

Những thành tích đạt được của Phòng ANKT trong thời gian qua đã được Giám đốc Công an tỉnh và các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng; nhiều cá nhân được UBND tỉnh và Bộ Công an tặng bằng khen. Năm 2021, tập thể Phòng vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Chuyển giao công nghệ là một hoạt động không thể thiếu trong phát triển các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành công nghiệp an ninh. Công nghiệp an ninh là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, song vai trò của ngành công nghiệp này khá quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tại Việt Nam.

Chính vì vậy, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam là cần thiết nhằm phát triển ngành công nghiệp an ninh còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, nhất là trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh.

Do lĩnh vực công nghiệp an ninh là một lĩnh vực đặc thù, khá mới và cũng có tính bảo mật nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này, hơn nữa lại là vấn đề chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này trên nền tảng nhiều nghiên cứu về chuyển giao công nghệ và áp dụng trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh.

Có nhiều yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ, trong đó tập trung vào một số nhóm chính như: (1) Môi trường (bao gồm các yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị) như Calantone và cộng sự (1990); Lin & Berg (2001); Steenhuis & Bruijn (2005); (2) Các yếu tố về bên nhận chuyển giao; (3) Đặc điểm của bên chuyển giao công nghệ; (4) Môi trường giao tiếp giữa bên giao và bên tiếp nhận như Calantone và cộng sự (1990); Simkoko (1992); Kumar (1999); Malik (2002); Steenhuis & Bruijn (2005); Waroonkun & Stewart (2008); Mohamed và cộng sự (2010); Khabiri và cộng sự (2012); (5) Các yếu tố về tác động của nhà nước như Calantone và cộng sự (1990); Kumar (1999); Waroonkun & Stewart (2008); Mohamed và cộng sự (2010)); (6) Yếu tố công nghệ Lin & Berg (2001) (bản chất của công nghệ, bao gồm sự phức tạp, hệ thống hóa và sự trưởng thành); Steenhuis & Bruijn (2005) (kích thước và tuổi của công nghệ); Waroonkun & Stewart (2008), Mohamed và cộng sự (2010) (mức độ phức tạp của công nghệ), Khabiri và cộng sự (2012) (tính chất kỹ thuật của công nghệ bao gồm cả quá trình và sản phẩm từ đầu vào và đầu ra).

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng, các yếu tố tác động vào chuyển giao công nghệ được thể hiện ở giá trị đầu ra của công nghệ như giá trị gia tăng về hiệu suất của dự án, về tính kinh tế (Waroonkun & Stewart (2008) và thành tựu kinh tế, sự gia tăng kiến thức, quá trình thực hiện (Mohamed và cộng sự (2010)).

Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng, các giá trị gia tăng chính là thể hiện kết quả của chuyển giao công nghệ. Các biến này sẽ dùng để đo lường kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.

Mô hình các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh được thể hiện như sau:

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 300 phiếu, đối tượng được điều tra là các cá nhân tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Thời gian điều tra tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2017. Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 251 phiếu có thể sử dụng để tiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Tiến hành chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc ta thấy, có biến MTGT7 bị loại ra khỏi mô hình do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Các biến còn lại đều thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thực hiện phương pháp trích hệ số thành phần chính với phép xoay nhân tố Varimax, Bài viết tiến hành thực hiện phương pháp xoay trong 3 lần và loại một số biến không đạt yêu cầu (do xuất hiện cùng lúc ở nhiều nhóm hoặc không xuất hiện ở nhóm nào, do hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5). Các biến còn lại bao gồm: CN1, CN2, CN3, CG1, CG2, CG3, CG4, CG5, NCG2, NCG5, NCG6, MTCP1, MTCP2,  MTCP5, MTCP6, MTCP7, MTCP8, MTCP9, MTCP10,  MTGT2, MTGT5, MTCXV1, MTCXV2.

Hệ số KMO của mô hình đạt 0,897, hệ số sig trong kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự phù hợp của mô hình (Bảng 1).

Khi chạy ma trận xoay, do các biến về đặc điểm của bên chuyển giao (CG), đặc điểm của bên nhận chuyển giao (NCG) và biến môi trường giao tiếp giữa hai bên (MTGT) được xếp chung một nhóm. Do vậy, bài viết gộp 3 biến này thành một nhóm, được đặt tên lại là Môi trường chuyển giao (MTCG) (Bảng 2, 3).

Với biến phụ thuộc, khi chạy ma trận xoay, các biến hội tụ thành 3 nhóm, được đặt tên lại thành giá trị gia tăng sản xuất (GTGTSX), giá trị gia tăng cạnh tranh (GTGTCT) và giá trị gia tăng kiến thức (GTGTKTH). Lấy trung bình của 3 nhóm này ta có biến đại diện của biến phụ thuộc – Giá trị gia tăng (GTGT).

Tiến hành lấy giá trị trung bình của các biến đại diện ta có 4 biến độc lập (bao gồm: Môi trường chuyển giao (MTCG), chính phủ (CP), môi trường chính trị văn hóa xã hội (MTCXV) và đặc điểm công nghệ (CN)) ảnh hưởng đến 1 biến phụ thuộc (GTGT).

Tiến hành kiểm định sự tương quan giữa các biến nhằm đo mức độ liên hệ chặt chẽ giữa các biến cho thấy yếu tố công nghệ có tương quan yếu với kết quả chuyển giao công nghệ (có hệ số tương quan Pearson nhỏ hơn 0,3).

Kết quả chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố chính phủ, tiếp đó là môi trường chuyển giao giữa hai bên (bao gồm cả đặc điểm của bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao và môi trường giao tiếp giữa hai bên), và phụ thuộc vào môi trường chính trị văn hóa xã hội bên ngoài. Các giá trị sig. (1-tailed) đều nhỏ hơn 0,05, thể hiện sự tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với phương pháp Stepwise. Theo đó, biến chính phủ ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay lĩnh vực này vẫn đang là độc quyền, sự thay đổi của các quy định sẽ khiến làm thay đổi kết quả chuyển giao công nghệ (Bảng 4).

Mô hình được viết dưới dạng công thức như sau:

GTGT = 0,321* MTCG + 0,355*CP + 0,243*MTCXV + 0,053*CN

Trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng yếu nhất và không có ý nghĩa thống kê (do giá trị sig lớn hơn 0,05).

Giá trị VIF (hệ số phóng đại phương sai) của tất cả các biến độc lập đều nằm trong khoảng từ 1 đến 2. Kết quả này cho thấy mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

Giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình đạt 0,567, thể hiện các biến độc lập có ảnh hưởng 56,7% đến biến phụ thuộc. Hệ số Durbin – Watson cũng gần tiến đến 2, đảm bảo sự phù hợp của mô hình trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Do đặc thù của ngành, hầu hết các doanh nghiệp và đơn vị thực hiện chuyển giao công nghệ quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp an ninh đều là đơn vị của nhà nước.

Chính vì vậy, chính phủ có tác động lớn nhất đến kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Để đạt hiệu quả tốt trong hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, cần chú trọng các vấn đề sau:

Về phía Chính phủ: Cần Tăng cường khuyến khích các DN nghiên cứu và tìm hiểu các bí quyết kỹ thuật của nước ngoài; Khuyến khích liên kết với các đơn vị nghiên cứu và hỗ trợ DN hấp thu các kiến thức công nghệ; Bảo vệ quyền lợi cho DN khi tham gia chuyển giao công nghệ; Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng đối với công nghệ được chuyển giao; Tìm kiếm các nguồn cung cấp công nghệ và xúc tiến hoạt động chuyển giao công nghệ; Quy định có hệ thống để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;  Đơn giản hóa quy trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh; Ban hành cơ chế hình thành thị trường công nghiệp an ninh ở trong nước; Đảm bảo môi trường chính trị văn hóa xã hội phù hợp và an toàn cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.

Về phía doanh nghiệp: Tăng tính lưỡng dụng của công nghệ chuyển giao nhằm tạo ra lợi thế khi chính phủ thực hiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực công nghiệp an ninh; Tìm kiếm các bên chuyển giao công nghệ có kinh nghiệm, có khả năng quản lý công nghệ, sở hữu công nghệ nguồn, có đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ được chuyển giao, hợp tác tốt và sẵn sàng hỗ trợ, đào tạo và vận hành công nghệ chuyển giao; Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để tiếp nhận và vận hành công nghệ; Hiểu biết rõ về bên chuyển giao và công nghệ được chuyển giao; Tạo ra môi trường cam kết chắc chắn, hiểu biết và sẵn sàng chuyển giao giữa hai bên, xóa bỏ các rào cản về mặt văn hóa xã hội giữa hai bên.

1. Ali H., MD. Yusoff  J., Menshawi K.M, (2015), International Techonology Transfer models: A comparision study , Journal of Theoretical and Applied Information Technology, 2015, Vol.78. No.1, 95-108;

2. Calantone, R. J., Lee, M. T., & Gross, A. C, (1990), Evaluating international technology transfer in a comparative marketing framework, Journal of Global Marketing, 1990. 3(3), 23- 46;

3. Khabiri, N., Rast, S., & Senin, A. A., (2012), Identifying main influential elements in technology transfer process: a conceptual model, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 40, 417-423;

4. Kumar, V., Kumar, U., & Persaud, A. (1999), Building technological capability through importing technology: the case of Indonesian manufacturing industry, The Journal of Technology Transfer, 24(1), 81-96;

5. Lin, B. W., & Berg, D, (2001), Effects  of cultural difference on technology transfer projects: an empirical study of Taiwanese manufacturing companies. International Journal of Project Management, 19(5), 287-293;

6. Malik, K., (2002), Aiding the technology manager: a conceptual model for intra-firm technology transfer, Technovation, 22(7), 427-436;

7. Mohamed, A. S., Sapuan, S. M., Ahmad, M. M., Hamouda, A. M. S., & Baharudin, B. H. T. B., (2012), Modeling the technology transfer process in the petroleum industry: Evidence from Libya. Mathematical and Computer Modelling, 55(3), 451-470;

8. Simkoko, E. E., (1992), Managing international construction projects for competence development within local firms. International Journal of Project Management. 10(1), 12-22;

9. Steenhuis, H. J., & Bruijn, E. J., (2005), International technology transfer: Building theory from a multiple case-study in the aircraft industry.