Kết quả: 99, Thời gian: 0.0141
Thuyết tự chủ (Self-determination Theory)
Khi dịch Covid-19 mới bùng nổ, rất nhiều người Mỹ cho rằng việc bị ép buộc đeo khẩu trang là không tôn trọng nhân quyền. Điều này khiến những người còn lại mặc dù hiểu rõ sự nguy hiểm của đại dịch, nhưng lại không dám làm ngược lại ý kiến đám đông. Để lý giải cho hành vi này ta có 'thuyết tự chủ'.
Theo thuyết tự chủ, có 3 nhu cầu tâm lý cơ bản của con người tạo nên động lực thúc đẩy họ tham gia bất cứ hành vi nào:
Con người thường ở trong những nhóm xã hội giúp họ thỏa mãn ba nhu cầu trên. Những nhóm xã hội này có thể được gắn kết bởi niềm tin chính trị, tôn giáo, hoặc bất cứ điều gì khác.
Những cộng đồng này thường chia sẻ quan điểm như nhau. Việc giữ quan điểm khác đồng nghĩa với chối bỏ tập thể đó.
Thuyết tự chủ giải thích tại sao sự lan truyền quan điểm phản đối khoa học lại nguy hiểm đến vậy. Nếu một cộng đồng lớn thúc đẩy các thành viên từ chối tiếp nhận những thông tin khoa học rõ ràng, việc này đem lại nhiều rủi ro.
Bất hòa nhận thức (Cognitive Dissonance)
Bạn quan tâm đến vấn đề rác thải nhựa trong môi trường. Nhưng khi đi uống cà phê, quán chỉ cung cấp ly nhựa và bạn biết điều này không tốt.
Tuy nhiên, việc tự trang bị ly nước cá nhân tương đối bất tiện, nên bạn chọn một cách dễ dàng hơn là thay đổi suy nghĩ như “Một cái ly nữa cũng không sao hết” hay “Vốn dĩ ai cũng thế mà!”.
Đây là cách mà chúng ta thường dùng để giải quyết hiện tượng 'bất hòa nhận thức' của bản thân.
Bất hòa nhận thức là một trạng thái cảm xúc tiêu cực, thường gắn liền với sự căng thẳng, lo lắng hoặc cảm giác tội lỗi xuất phát từ những niềm tin và hành vi không đồng nhất.
Vì đây là một trạng thái không dễ chịu, chúng ta thường muốn thoát khỏi nó. Thông thường, có 2 cách để dập tắt bất hòa nhận thức: thay đổi hành vi hoặc thay đổi niềm tin. Lúc này, chúng ta thường chọn cách thay đổi niền tin, vì ta chỉ cần thay đổi nguồn gốc của sự bất hoà.
Thông thường khi đưa ra những quyết định như vậy, chúng ta thường tìm cách để hợp lí hoá lựa chọn của bản thân hơn là cân nhắc hậu quả của nó.
Niềm tin kiên trì (Belief Perseverance)
Bạn từng nghe đồn rằng chế độ ăn ít đường và tinh bột (low-carb) là cắt giảm hoàn toàn hoa quả và tinh bột trong bữa ăn hằng ngày. Thực tế không phải như vậy, nhưng bạn vẫn cứ "khăng khăng" rằng nhận định ban đầu của mình là đúng và không tiếp nhận thêm thông tin nào khác. Điều này được gọi là 'niềm tin kiên trì'.
Niềm tin kiên trì xảy ra khi chúng ta không muốn thay đổi quan niệm trước đây và lờ đi những thông tin mới có thể làm lung lay niềm tin đã được hình thành trước đó.
Những niềm tin này không nhất thiết dựa trên sự trải nghiệm của mỗi người. Nó có thể được lan truyền một cách gián tiếp như thông qua những lời đồn.
Trong dịch Covid-19 vừa qua, nhiều chính phủ thực hiện giãn cách xã hội, tạm ngưng những hoạt động như mua sắm, du lịch, tụ họp đông người như thường lệ. Việc này khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi và họ từ chối tin vào sự thật đang diễn ra. Hiện tượng này được gọi là 'tâm lý phản kháng'.
Tâm lý phản kháng là những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta trải qua khi sự tự do bị đe doạ. Tiến sĩ tâm lý học Craig Anderson nhận xét nỗi sợ của con người rất lớn. Nếu chúng ta nhận thấy một ý tưởng nào đó đáng sợ, nỗi sợ này thường dẫn đến sự phủ nhận ngay cả khi điều đó đã được nghiên cứu và chứng minh.