Anh Liêm nhớ lại: Năm 2003 cửa hàng Thanh Liêm chính thức được khai trương. Lúc ấy do vốn ít các mặt hàng được bày bán cũng rất hạn chế về chủng loại và số lượng, tuy nhiên chất lượng thì luôn được đảm bảo bởi chúng tôi đã ý thức rất rõ ràng về chữ "tín" trong kinh doanh. Nhưng làm thế nào để vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa lại vừa phù hợp với túi tiền của đa số khách hàng là một câu hỏi khó. Tôi bắt đầu bằng việc tìm hiểu và nhập về các mặt hàng do những công ty có uy tín của Việt Nam sản xuất và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Từ đó trong kế hoạch kinh doanh của chúng tôi luôn có thêm phương châm "ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
"Hoạt động thiện nguyện giúp học sinh có được bài học về trách nhiệm với cộng đồng"
Việc kêu gọi học sinh, sinh viên quyên góp, ủng hộ mỗi khi có học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn hay vùng quê nào đó bị thiên tai, bão lũ đã trở thành phong trào từ thiện ở nhiều trường học hiện nay. Hoạt động này đã giúp nhiều mảnh đời bất hạnh bớt đi phần nào sự khốn khổ và cũng giúp các em có được bài học về tình tương thân tương ái, về trách nhiệm đối với cộng đồng.
Chia sẻ với về lý do nhà trường đưa ra quy định số tiền ủng hộ không quá 30.000 đồng/học sinh, thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp cho biết: "Nhà trường tổ chức ủng hộ vùng bão lụt với số tiền không quá 30.000 đồng là phù hợp với đối tượng học sinh và những năm trước trường cũng có mức ủng hộ như vậy. Học sinh sử dụng tiền tiết kiệm, tiền thưởng hoặc tiền mà các em làm các dự án nhỏ có được tiền để trích nộp.
Khi đặt ra giới hạn 30.000 đồng, những em học sinh chỉ có 20.000 đồng, 10.000 đồng hay thậm chí 5.000 đồng để quyên góp cũng cảm thấy vui vẻ, không thấy mình thua kém so với các bạn. Bởi đó là tất cả số tiền mà các em có. Trường không muốn các em xin tiền bố mẹ vì bố mẹ cũng đã ủng hộ nhiều nơi, đầu năm học cũng đã đóng nhiều tiền. Số tiền không vượt quá 30.000 đồng sẽ phù hợp".
Trường học với các hoạt động ủng hộ đồng bào vùng lũ theo nhiều cách khác nhau.
Học sinh Trường Tiểu học Hà Nội đã gửi yêu thương vào trong từng lọ muối vừng nhỏ xinh, từng tấm thiệp, từng lời chúc.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội): "Việc các trường tổ chức quyên góp sự ủng hộ từ học sinh cần phải cân bằng giữa các mục tiêu giáo dục giá trị cho các em như giá trị yêu thương, chia sẻ, hợp tác và những nguy cơ tiêu cực khác có thể xảy ra có thể ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, phụ huynh cũng như gây ra những phiền nhiễu cho nhà trường.
Với học sinh, việc quan trọng không phải là số tiền mà là những giá trị gửi gắm trong món quà hỗ trợ để giúp các em quan tâm đến cộng đồng và tự thân mình muốn, thực hiện hành vi giúp đỡ người khác. Nó giúp khơi gợi lên lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm xã hội của các em từ sớm. Nếu để cho các học sinh về xin bố mẹ số tiền đó thì không có nhiều ý nghĩa. Vì thế, bên cạnh quyên góp tiền (và nên là tiền chính các em tiết kiệm được) thì nên đa dạng các hình thức hỗ trợ tinh thần khác, các hoạt động tình nguyện vừa sức.
Chúng ta cũng cần bảo đảm việc tham gia hoạt động ý nghĩa này vừa minh bạch các nguồn đóng góp nhưng lại phải tránh việc phân biệt ứng xử hay thái độ với những bạn đóng góp số tiền khác nhau. Vì dẫu có giới hạn số tiền rồi thì cũng sẽ có những học sinh đóng nhiều hơn mức đó hoặc đóng góp ít hơn.
Bên cạnh đó, nếu mục tiêu của những hoạt động này là giáo dục lòng nhân ái, tinh thần sẻ chia và trách nhiệm xã hội, trường cần lưu ý rằng không chỉ nên dừng ở những sự vụ đột xuất. Học sinh cần được lên kế hoạch và tham gia các hoạt động thường xuyên để gây quỹ và có thể sử dụng quỹ đó cho những sự kiện khẩn cấp như thiên tai, bão lụt".
Cô Nguyễn Thu Hà - giảng viên một trường đại học tại Hà Nội cho rằng, trước những hoàn cảnh tang thương của nhiều người dân miền Bắc đã và đang trải qua sau bão lũ, việc kêu gọi học sinh chung tay ủng hộ trên tinh thần của ít lòng nhiều là vô cùng cần thiết. "Qua các hoạt động thiện nguyện này sẽ giúp học sinh, sinh viên có được bài học về tình tương thân tương ái, về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Hơn nữa, việc làm này còn nuôi dưỡng các em tinh thần biết sống vì người khác".
Những năm qua, thương hiệu bác sĩ Hải Lê đã trở nên thân thuộc ghi dấu trong lòng khách hàng khi có nhu cầu làm đẹp cho bản thân. Để hiểu về quá trình “bén duyên” với lĩnh vực thẩm mỹ, bác sĩ Hải Lê, chủ sở hữu thương hiệu thẩm mỹ Dr.Hải Lê đã có những chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển.
Xin chào bác sĩ Hải Lê, trải qua những năm tháng thiếu thời với hai bàn tay trắng nên duyên với ngành thẩm mỹ, ông nhớ khó khăn buổi đầu của mình là gì, thưa ông?
Tôi sinh ra tại vùng đất có thể gọi là “chảo lửa” Vĩnh Linh, Quảng Trị trong những năm tháng chiến tranh. Còn trong hòa bình, đây là vùng đất “của nắng rát với gió khô bỏng cháy” gặp rất nhiều những khó khăn. Tuy nhiên, đứng trước lao khó, những con người quê hương tôi không chịu “đầu hàng” trước nghịch cảnh. Khi còn ấu thơ, rồi đến thời đi học, tôi và nhiều người bạn đồng trang lứa đã luôn tự nhủ phải biết vượt lên khó khăn, tìm hi vọng bằng con đường nỗ lực học tập. Khi trưởng thành, rồi đi làm trở thành người bác sĩ, người thầy thuốc, tôi cảm nhận trong cuộc đời luôn chứa đựng những bước ngoặt, và nhiều ngã rẽ nhưng khó khăn không làm cho tôi “chùn bước”. Điều hành doanh nghiệp cũng vậy, tôi luôn lấy khó khăn làm thước đo để vượt lên chính mình bằng những ấp ủ, hoài bão. Với một ý chí rằng một ngày không xa thương hiệu thẩm mỹ Dr.Hải Lê sẽ vươn tầm trở thành một đơn vị xứng tầm đẳng cấp quốc tế và từ đó con đường tạo dựng chuỗi hệ thống Viện thẩm mỹ cũng bắt đầu từ đây.
Đối với tôi, nhắc đến khó khăn, có lẽ không thể kể hết được nhưng tôi nghĩ rào cản lớn nhất khi tôi mới bước vào nghề có lẽ là khoảng cách giữa một người bác sĩ với bệnh nhân, khách hàng. Có nghĩa là tôi phải làm thế nào để tạo được niềm tin, uy tín và được lựa chọn… Rút ngắn khoảng cách tạo độ tin cậy có lẽ là khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà không chỉ riêng tôi mà tất cả mỗi người đều sẽ phải trải qua và duy trì.
Được biết hệ thống Viện thẩm mỹ đã đi được chặng đường 15 năm thành lập, chặng đường đó, ông đã đi qua khó khăn, thăng trầm, thành công, có những nụ cười và cả giọt nước mắt từng rơi xuống. Vậy với tư cách “người thuyền trưởng” của thương hiệu Dr. Hải Lê, chặng đường 15 năm tới, ông sẽ tiếp tục “chèo lái” con thuyền Dr. Hải Lê phát triển lên một tầm cao mới hay vẫn giữ vững thành quả này?
Nếu suy nghĩ phát triển công ty lên chỉ dành riêng danh lợi cho cá nhân tôi thì sẽ dừng lại. Nhưng phát triển để phục vụ cho bệnh nhân tốt hơn và tạo được công việc và thu nhập cho nhân viên tốt hơn thì tôi mong muốn phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn hiện tại. Tuy nhiên không bất chấp mọi giá bởi tôi luôn tâm niệm, phát triển bền vững từng bước vững chắc “tích đủ về lượng sẽ thay đổi về chất”
Kỷ niệm chặng đường 15 năm thành lập với thông điệp “Cám ơn quá khứ, tri ân hiên tại và kiến tạo tương lai” đây là câu slogan được dựa trên ý nghĩa nào bác sĩ có thể cho biết thêm?
Dòng chảy thời gian khi nào cũng hàm chứa cả quá khứ, hiện tại và tương lai… nhiều người luôn hướng về phía trước mà quên đi quá khứ, thế nhưng với tôi thì luôn lấy quá khứ để làm động lực. Sự biết ơn luôn thường trực trong tâm trí tôi hàng ngày, tôi luôn biết ơn tất cả những gì tôi có được trong quá khứ. Chính vì vậy thông điệp trong dịp Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Dr. Hải Lê lần này, tôi muốn nói lên điều đó, có quá khứ, có được sự hy sinh cố gắng của tập thể y, bác sĩ nhân viên của Viện thẩm mỹ, có được niềm tin của khách hàng, của bệnh nhân trong suốt 15 năm nay… Chúng tôi mới có được ngày hôm nay.
Để nói về sự khác biệt của Dr. Hải Lê với số đông các trung tâm hay cơ sở thẩm mỹ hiện nay tại Việt Nam, điều gì tác động lớn nhất để tạo sự khác biệt, thưa ông?
Mọi so sánh đều khập khiễng, tuy nhiên sự khác biệt theo tôi đó là tại Viện thẩm mỹ Dr. Hải Lê có hai vị trí và ba vai trò: Tôi vừa là vai trò của một CEO, vừa vai trò của một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, vừa là một người anh cả trong gia đình lớn. Với ba vị trí đó sự gắn bó với nhân viên sẽ gần hơn, sẽ gần hơn với khách hàng bệnh nhân, từ đó quan điểm về kinh doanh khác biệt. Tôi làm việc theo đường lối chủ trương đặt y đức lên hàng đầu làm nền tảng. Ở góc độ chuyên môn, tôi là người đào tạo chuẩn hoá các kỹ thuật của bác sĩ để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng chuyên môn. Thay vì tuyển dụng tay nghề, bác sĩ về không được chuẩn hoá đào tạo thì sẽ có sự chênh lệch chuyên môn từ đó dẫn đến chất lượng dịch vụ sẽ không đồng đều như định hướng đặt ra.
Được biết Viện thẩm mỹ Dr. Hải Lê từng nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải “Nghệ nhân bàn tay vàng”. Đây là giải thưởng được đánh giá dựa trên thành tựu trên hàng nghìn bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hình thành công - Bác sĩ có suy nghĩ gì về danh hiệu này?
Giải thưởng đó là sự ghi nhận của ban tổ chức với thành quả phẫu thuật của tôi qua hàng nghìn ca trong suốt thời gian qua, nhưng có lẽ quan trọng nhất là hàng triệu niềm tin mà khách hàng đã dành cho tôi và ekip Hải Lê trong suốt 15 năm qua đó phần thưởng giá trị nhất.
Hiện tại với 2 vai trò vừa là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và là CEO, nếu phải chọn 1 trong 2 vai trò, anh sẽ có sự lựa chọn như thế nào? Và xin phép hỏi thêm để có một trung tâm thẩm mỹ phát triển giữa rất nhiều biến động của thị trường thì phải cần một bác sĩ giỏi hay cần một doanh nhân giỏi?
Tôi sẽ chọn làm một người thầy thuốc, bác sĩ vì đó là nghiệp, nghề chọn người… Ở góc độ thực tế thì CEO sẽ tuyển dụng được, nhưng để sở hữu một bác sĩ có tay nghề tốt điều đó sẽ rất khó.
Tại sao ông lại được biết đến là người bác sĩ sở hữu “đôi bàn tay vàng cùng tấm lòng nhân ái?
Đôi tay có ý nghĩa nhắc nhở tôi không chỉ là phẫu thuật viên biết mổ mà còn là đôi tay luôn rộng mở để chạm đến, cảm nhận được nỗi đau và hoàn cảnh kém may mắn và giúp đỡ họ.
Chính vì vậy, nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Viện thẩm mỹ Y khoa Dr. Hải Lê, với thông điệp “Cám ơn quá khứ - Tri ân hiện tại - Kiến tạo tương lai”, Dr. Hải Lê sẽ khởi động Quỹ từ thiện “Đôi bàn tay” như một lời tri ân khách hàng và đóng góp một phần trách nhiệm với xã hội, cộng đồng Việt Nam. Trong dịp này, Dr. Hải Lê sẽ trao tặng 15 mái ấm nghĩa tình cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại ba miền Bắc – Trung – Nam. Chương trình hi vọng đây sẽ là nguồn động viên to lớn giúp họ thêm động lực có cơ hội để an cư lạc nghiệp và phát triển kinh tế sau này. Với sự đóng góp nhỏ này hi vọng Dr. Hải Lê hỗ trợ như một tia lửa thắp sáng và thổi bừng lên ý chí quyết tâm trong lòng những hộ dân nghèo khó khắp cả nước.
Được biết, năm 2008, Dr. Hải Lê chính thức ghi tên mình trên "bản đồ" thẩm mỹ Việt đánh dấu bước đầu với 1 cơ sở tại Hà Nội. Và sau 15 năm dựng xây và phát triển, đến năm, Dr. Hải Lê đã vươn tầm và giữ vững vị thế với chuỗi hệ thống trung tâm thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp uy tín kéo dài từ Bắc vào Nam.
Hiện Dr. Hải Lê đã trở thành một trong những trung tâm thẩm mỹ được người Việt tin dùng với các giải thưởng danh giá như: Top Viện thẩm mỹ được yêu thích nhất; Top Thương hiệu tại Việt Nam; Giải thưởng dịch vụ Cắt mí đẹp nhất; Cúp Nghệ nhân bàn tay vàng 2018; Lot vào top thương hiệu thẩm mỹ uy tín “ Tự hào thương hiệu – Rạng ngời Việt Nam” 2021; Giải thưởng Top 20 Thương hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2022 tại chương trình “ Người Việt Nam Ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Cơ sở 1: 314, Phố Huế, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Cơ sở 2: 552-554 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5, TP HCM
Hotline: 1900.55.55.55 - 0392.636.888 - Zalo VTM: 039.2636.999
Facebook: https://www.facebook.com/VienThamMyDr.HaiLe/