Ảnh Về Trường Sa Hoàng Sa

Ảnh Về Trường Sa Hoàng Sa

Ngày 23/10, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) phối hợp Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam những bằng chứng lịch sử và pháp lý.” Thời gian trưng bày từ nay đến hết ngày 27/10/2024, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 221 Ngô Quyền, phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau).

Những hình ảnh đẹp về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa

Quần đảo Trường Sa có gì? Huyện đảo Trường Sa với 3 đơn vị hành chính, đó là thị trấn Trường Sa, xã đảo Song Tử Tây và xã đảo Sinh Tồn. Dù đến bất kỳ đâu, hình ảnh đầu tiên bạn sẽ thấy là màu áo hải quân của những chú chiến sĩ trẻ, cùng làn da sạm nắng, đang nghiêm trang bồng cây súng canh gác tại cột mốc chủ quyền của Tổ Quốc.

Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá san hô, bãi ngầm, ôm lấy cả một vùng biển rộng lớn hàng trăm ngàn km2. Quần đảo có 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

Quần đảo Trường Sa có gì? Trên các đảo không có quán bar, không nhà hàng sang trọng cũng không có khách sạn hay các tòa nhà chọc trời, sôi động, tại Trường Sa chỉ có vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, có biển xanh, mây trắng, nắng vàng, bãi cát trắng mịn phau phau.

Trên quần đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa mang kiến trúc thuần Việt, được làm từ các loại gỗ tốt chịu được độ mặn từ nước biển. Chùa chủ yếu nằm trên các đảo nổi như Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... và dù quay về hướng nào đi chăng nữa cũng hướng mặt thẳng ra biển Đông, đón được những tia nắng bình minh sớm nhất.

Hầu như ai tới Trường Sa cũng đều ghé thăm và thắp nén hương tại chùa. Giữa biển khơi bao la, những ngôi chùa là địa điểm thiêng liêng, đồng hành cùng người dân biển đảo, một điểm tựa tinh thần của bà con và các chiến sĩ.

Hàng ngày, nhịp sống của người dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn bình an, tràn đầy sức sống, góp phần bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Ở trên đảo Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn... đều có trường mẫu giáo và tiểu học. Rất nhiều giáo viên trẻ cũng xung phong ra đảo để giảng day. Sau khi hết cấp 1, các bé sẽ được được chuyển vào đất liền để học tiếp.

Quần đảo Hoàng Sa có hai nhóm. Nhóm phía đông có đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn lớn nhất, một số đảo khác như đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, đảo Cây... nhiều đảo cát trắng, san hô đầy màu sắc. Nhóm phía Tây gồm khoảng 15 hòn đảo như đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Tri Tôn, Chim Én... diện tích chỉ tầm 0,5km2 đổ xuống.

Thời tiết ở Hoàng Sa chia làm hai mùa là mùa khô từ tháng 1 tới tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 12 hàng năm. Quần đảo có thảm thực vật phong phú, cây cối sum suê cùng nhiều loài hải sản quý, nào là hải sâm, đồi mồi, tôm hùm...

Trên đây là thông tin về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam giới thiệu tới các bạn. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình nhé.

Khi sự kiện ngày 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao vẫn còn nóng hổi, cuối tháng 4-1988, nhà báo Nguyễn Viết Thái - phóng viên Báo Phú Khánh (cũ) được phân công đi Trường Sa. Trong chuyến đi ấy, ông đã có được những tấm ảnh chân thực về đời sống của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Hiện nay, những tấm ảnh này là tư liệu lịch sử quý giá; đặc biệt, tấm ảnh đặc tả Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc “lời thề giữ đảo” đã trở thành khoảnh khắc không thể nào quên. Về chuyến đi Trường Sa năm ấy, nhà báo Nguyễn Viết Thái kể:

Đại tướng Lê Đức Anh đọc lời thề quyết tâm giữ đảo bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa. Ảnh: Viết Thái

- Chiều 28-4-1988, Vùng 4 Hải quân cho xe đến tận tòa soạn đón tôi cùng anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh. Khi đi, tôi mang theo chiếc máy ảnh Pentax cùng 5 cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) và 1 cuộn phim của Liên Xô (cũ). Cùng đi đợt ấy còn có nhạc sĩ Xuân An ở Sở Văn hóa - Thông tin, ca sĩ Anh Đào và Thanh Thanh của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng... Đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, chúng tôi nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim đến từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những ngày ở nhà khách, xe mang thư, quà gửi Trường Sa rất nhiều. Cả nước đang hướng về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc sau sự kiện đau thương ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao.

Sát ngày đi, chúng tôi mới biết Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cao cấp của các quân chủng, tổng cục cũng đi trong chuyến này. Đến sáng 4-5-1988, chúng tôi lên tàu thẳng tiến đến Trường Sa.

- Cảm xúc của ông lần đầu đi Trường Sa, lại trong thời điểm căng thẳng đó như thế nào?

- Lần đầu ra đảo, giữa trùng khơi sóng nước, nhìn lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong nắng, lòng tôi đã rung lên những cảm xúc tự hào về đất nước. Khi đên đảo Đá Lát (đảo đầu tiên), nhìn 7 người lính trẻ sống trên một cái nhà chân cao, chừng vài chục mét vuông giữa biển xanh mênh mông, lòng tôi trào dâng niềm cảm phục về ý chí, tình yêu Tổ quốc của những người lính đảo. Tôi tranh thủ thời gian ghi lại hình ảnh những người lính đang lau chùi súng đạn, luyện tập dưới cái nắng gay gắt. Khác với hình dung của tôi trước khi lên đường, mặc dù sự kiện Gạc Ma vừa qua chưa lâu nhưng những người lính đảo luôn rất lạc quan, yêu đời.

- Ông có thể kể rõ hơn về hành trình chuyến đi lịch sử ấy. Và ông đã ghi lại được gì qua ống kính của mình?

- Trong 15 ngày, đoàn của chúng tôi đã đến thăm 10 đảo ở quần đảo Trường Sa. Sau Đá Lát, tôi còn đến Trường Sa Đông, Đá Tây, Trường Sa, Thuyền Chài, Phan Vinh, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Đông, sau đó quay trở lại đảo Trường Sa rồi về Cam Ranh. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần 2 tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…

Đến các đảo, Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương đều thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ, rất thân tình, gần gũi. Ngày đó, hầu hết các đảo chìm đều chỉ có chiếc nhà cao chân, rộng vài chục mét vuông chênh vênh giữa sóng gió. Công binh khẩn trương xây dựng nhà lâu bền trên một số đảo, như: Núi Le, Tiên Nữ… Tôi chụp khá nhiều cảnh bộ đội công binh xây dựng nhà lâu bền; cảnh diễn tập chiến đấu của những người lính đảo Trường Sa trên các bãi đá san hô khô cằn như hoang mạc. Tôi cũng kịp ghi lại hình ảnh về tình cảm ngọt ngào giữa đất liền với đảo xa qua hình ảnh ca sĩ Anh Đào, Thanh Thanh vừa khâu cúc áo vừa hát cho chiến sĩ nghe; cảnh các ca sĩ hát bên mâm pháo, trên nóc xe tăng…

- Tấm ảnh Đại tướng Lê Đức Anh đọc “lời thề giữ đảo” ở Trường Sa được ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa ông?

- Bức ảnh đó tôi chụp tại lễ kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam vào chiều 7-5-1988 ở đảo Trường Sa. 35 năm đã qua, nhưng mỗi khi nhìn lại tấm ảnh này, tôi vẫn nhớ như in giây phút Đại tướng Lê Đức Anh đọc lời thề bày tỏ quyết tâm giữ đảo: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu”. Khi đó, mắt ai cũng trào dâng nước mắt vì quá xúc động!

- Vậy, còn bức ảnh về thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng các chiến sĩ tàu HQ505 được rất nhiều báo chí sử dụng sau này?

- Tôi trở về đất liền ngày 18-5-1988. Ngay sáng hôm sau, tôi nghe tin có các cán bộ, chiến sĩ từ vùng biển Gạc Ma trở về. Vậy là tôi tức tốc đến để phỏng vấn thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ505 về diễn biến của sự kiện Gạc Ma, chuyện tàu HQ505 bị trúng đạn nhưng đã ủi lên bãi đảo Cô Lin bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc. Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan. Càng khâm phục hơn khi biết chuyện sau khi ủi đảo, cấp trên chỉ thị chỉ giữ lại 10 người để giữ đảo, còn lại cho về đảo Sinh Tồn thì tất cả đều xung phong ở lại... Sau khi phỏng vấn, tôi đề nghị thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các cán bộ, chiến sĩ ở tàu đứng xích lại để tôi chụp một kiểu ảnh chung. Hiện nay, tôi vẫn còn giữ cuốn sổ tay ghi lại tên của 7 người trong tấm ảnh và câu chuyện họ chiến đấu ở đảo Cô Lin trong chiến dịch chủ quyền năm 1988. Người trẻ nhất trong tấm ảnh đó là chiến sĩ Hoàng Phúc Sáng quê ở Nghệ Tĩnh (cũ).

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các chiến sĩ tàu HQ 505 tháng 5-1988.

- Trường Sa thời điểm đó thật khắc nghiệt, chắc hẳn ông đã có không ít kỷ niệm trong chuyến đi?

- Khi đến đảo Phan Vinh, các chiến sĩ ở đây kể rằng ở ngoài này gián nhiều vô kể. Có đợt xịt thuốc xong gom lại đến 60kg xác gián chết, vậy mà vẫn không hết gián. Đêm trên đảo Phan Vinh, chúng tôi đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa giông ập đến bất ngờ. Lính đảo đem thau chậu hứng nước, ùa ra tắm mưa. Xúc động trước khung cảnh đó, đêm ấy nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa Trường Sa” với những câu hát thể hiện niềm vui, sự mong chờ những con mưa của lính đảo.

Nhạc sĩ Xuân An hát phục vụ các chiến sĩ đảo Trường Sa. Ảnh Viết Thái.

Biết được đời sống của lính Trường Sa còn khó khăn nên các thủ trưởng rất yêu quý lính. Tôi còn nhớ, khi đến các đảo nổi, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Phạm Công Phán nhiều lần tình nguyện gác thay để lính đảo được xem chiếu phim. Khi thị sát diễn tập ở đảo Thuyền Chài, Đô đốc Giáp Văn Cương đã chỉnh lại động tác ngắm súng cho một chiến sĩ. Đến đảo Núi Le, ông lội xuống nước vỗ vai động viên từng chiến sĩ đang vác đá xây dựng nhà lâu bền, như người cha già động viên con mình vậy. Dường như không có khoảng cách nào giữa người tư lệnh “huyền thoại” của Quân chủng Hải quân với những người lính của mình. Giây phút ấy mới hiểu vì sao lính Trường Sa những năm ấy mỗi khi nhắc đến ông vẫn gọi là “bố Cương”. Và tôi nhớ đến câu thơ “Tướng sĩ một lòng phụ tử/Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Quân đội nhân dân Việt Nam có đội quân trên dưới “một lòng phụ tử” như thế thì việc giữ vững chủ quyền Trường Sa là lẽ tất nhiên!

Theo https://www.baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202303/chuyen-ve-nhung-tam-anh-truong-sa-nam-ay-8277402/